Thợ đang làm chổi từ chai nhựa tại cơ sở của ông Has Kea. Ảnh minh họa: Phnom Penh/Báo Quảng Nam

Trong tháng 11 vừa qua, họ đã tái chế khoảng 40 tấn chai nhựa bỏ đi, tương đương khoảng 5.000 chai/ngày thành những chiếc chổi mà họ cho là bền hơn chổi thông thường.

Những chiếc chổi này được bán với giá từ 10.000 riel (2,46 USD) – 15.000 (3,69 USD)/chiếc.

Những dải nhựa từ các chai rỗng sau đó được gom lại thành bó trên máy, trước khi được làm mềm trong nước nóng và cắt lát đều rồi khâu bằng dây kim loại vào hai đầu thanh tre.

Theo Bộ Môi trường Campuchia, doanh nhân Has Kea, 41 tuổi triển khai kế hoạch này với mong muốn giảm ô nhiễm nhựa trong cộng đồng mình, nhất là tại một thành phố mỗi ngày thải ra đến 38.000 tấn rác đủ loại.

Đáng chú ý là 1/5 trong số này là nhựa dùng một lần, được thải ra các bãi rác và đường thủy.

“Chổi này khá chắc chắn và không dễ gãy”, tu sĩ Phật giáo 26 tuổi Suon Kosal chia sẻ sau khi mua 80 chiếc chổi nhựa này chia sẻ.

Được biết, doanh nhân Has Kea mua chai nhựa rỗng từ những người thu gom rác và từ các kho rác. Với nguồn cung dường như vô tận, anh tự tin về khả năng tồn tại lâu dài của công việc kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, anh cũng rất cởi mở với các đối thủ cạnh tranh bước vào thị trường làm chổi tái chế này.

Hãng tin The Straitstimes dẫn lời doanh nhân Has Kea: “Hoạt động kinh doanh này sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường và khuyến khích người dân thu gom chai nhựa để bán cho chúng tôi với giá cao hơn, từ đó có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn”.

Đan Lê (Lược dịch từ The Straitstimes)