Tuyên truyền về chính sách BHYT đến với người dân tộc thiểu số |
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có Giám đốc BHXH tỉnh Nguyễn Viết Dũng và lãnh đạo các phòng, ban.
Trong quá trình triển khai thực hiện, BHXH Việt Nam luôn chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện. Ở địa phương, BHXH các tỉnh, thành phố đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo tại từng cấp để triển khai có hiệu quả các chủ trương, chiến lược, chỉ tiêu, kế hoạch của Chính phủ; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai có hiệu quả chính sách BHYT và chỉ thị; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đa dạng hóa hình thức truyền thông để người dân hiểu được trách nhiệm, lợi ích khi tham gia BHYT.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của ngành BHXH, số người tham gia và tỷ lệ bao phủ BHYT năm sau luôn cao hơn năm trước, hoàn thành vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể đến năm 2023 có 93,6 triệu người tham gia, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, thời điểm chưa có Chỉ thị số 38; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,35% dân số, vượt 0,15% so với Nghị quyết 01 của Chính phủ, phấn đấu năm 2025 đạt trên 95% dân số tham gia BHYT. Việc thực hiện Chỉ thị 38 cũng ghi nhận những chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý nhà nước về BHYT và quản lý quỹ BHYT.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị tổng kết cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế, trong đó công tác tuyên truyền, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác BHYT có lúc, có nơi chưa thực sự được quan tâm, chưa thực hiện thường xuyên, sâu rộng. Việc chấp hành pháp luật về BHYT của người sử dụng lao động chưa nghiêm túc. Tình trạng lạm dụng, sử dụng quỹ BHYT chưa tối ưu vẫn xảy ra ở các cơ sở khám chữa bệnh....