Xã Quảng Nhâm được phê duyệt quy hoạch trở thành vùng trồng dược liệu của A Lưới |
Đến nay, Quốc hội đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSVMN giai đoạn 2021-2025; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSVMN giai đoạn 2021 - 2030. Giai đoạn I (2021 - 2025), đề án nói trên được bố trí hơn 137.000 tỷ đồng nhằm tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn.
Bộ Y tế đã triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý như xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, tổ chức các đoàn công tác để hướng dẫn, khảo sát, kiểm tra việc triển khai tại 21 tỉnh, thành phố; cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả việc lồng ghép nhiệm vụ, nguồn lực để bảo đảm mục tiêu của các chương trình MTQG.
Hội nghị đã nghe các báo cáo, tham luận về tình hình phát triển dược liệu quý ở Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên… Ngoài ra, một số chuyên gia, nhà quản lý cũng nêu các vấn đề về phát triển kinh tế thảo dược, một số vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ, đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện nhằm tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững về phát triển dược liệu quý. Qua đó, định hướng mở rộng phạm vi triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu có giá trị kinh tế gắn với các Chương trình MTQG giai đoạn tiếp theo (từ năm 2026 đến năm 2030).
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương liên quan phối hợp tốt hơn nữa, triển khai các vùng trồng đã được lựa chọn tại các huyện của tỉnh để kịp thời triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”.