ClockThứ Ba, 14/05/2024 17:03

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

TTH.VN - Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Gần 300 lượt đoàn viên Khối Cơ quan và Doanh nghiệp hiến máu nhân đạoGiữ lửa “Nightingale”Phổ biến Nghị định của Chính phủ quy định một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnhLan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạngNỗ lực gia tăng số người tham gia bảo hiểm y tếBị chó dữ tấn công, một phụ nữ Quảng Bình phải chuyển viện cấp cứu trong đêm

Xã Quảng Nhâm được phê duyệt quy hoạch trở thành vùng trồng dược liệu của A Lưới

Đến nay, Quốc hội đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSVMN giai đoạn 2021-2025; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTSVMN giai đoạn 2021 - 2030. Giai đoạn I (2021 - 2025), đề án nói trên được bố trí hơn 137.000 tỷ đồng nhằm tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Bộ Y tế đã triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý như xây  dựng  các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, tổ chức các đoàn công tác để hướng dẫn, khảo sát, kiểm tra việc triển khai tại 21 tỉnh, thành phố; cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả việc lồng ghép nhiệm vụ, nguồn lực để bảo đảm mục tiêu của các chương trình MTQG.

Hội nghị đã nghe các báo cáo, tham luận về tình hình phát triển dược liệu quý ở Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên… Ngoài ra, một số chuyên gia, nhà quản lý cũng nêu các vấn đề về phát triển kinh tế thảo dược, một số vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ, đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện nhằm tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững về phát triển dược liệu quý. Qua đó, định hướng mở rộng phạm vi triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu có giá trị kinh tế gắn với các Chương trình MTQG giai đoạn tiếp theo (từ năm 2026 đến năm 2030).  

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương liên quan phối hợp tốt hơn nữa, triển khai các vùng trồng đã được lựa chọn tại các huyện của tỉnh để kịp thời triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”.

Tin, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y

Theo Sở Y tế, việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y
Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

Ngày 21/6, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị phiên bất thường để cho ý kiến về Đề án điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu ngành, lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sửa đổi, bổ sung) và thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

TIN MỚI

Return to top