Đi bộ mỗi ngày để hệ thần kinh luôn khỏe mạnh. Ảnh: D. Trương |
Triệu chứng của sương mù não gồm: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, suy nghĩ chậm chạp, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi kéo dài...
Một số nguyên nhân gây sương mù não là chị em phụ nữ vào thời kỳ mang thai. Khi mang thai, nhiều phụ nữ cảm thấy khó nhớ mọi việc hơn. Việc mang một thai nhi trong người có thể làm thay đổi cơ thể bạn rất nhiều. Trong đó, các chất được tiết ra để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ cho người mẹ. Ngoài ra, những nguyên nhân sau cũng gây nên tình trạng sương mù não đáng kể, như: bệnh đa xơ cứng, bị ảnh hưởng bởi thuốc và hóa chất, bị bệnh ung thư và điều trị ung thư, thời kỳ mãn kinh, hội chứng mệt mỏi mãn tính, trầm cảm, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, bệnh Lupus...
Để phòng bệnh sương mù não, những người có nguy cơ cao cần thiết phải thực hiện các biện pháp sau: Kiểm soát căng thẳng, không nên để căng thẳng kéo dài; luyện tập thể dục hàng ngày, có thể lựa chọn một số môn tập như yoga, đi bộ; không dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ để tránh tạo áp lực cho não bộ... Thay vào đó, bạn có thể đọc sách để tránh tác động từ ánh sáng xanh, mát xa cơ bắp, để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn trước khi đi vào giấc ngủ. Ngủ đủ giấc mỗi ngày và không nên thức quá khuya. Trước khi đi ngủ không nên dùng cà phê hoặc trà để tránh mất ngủ. Hạn chế ăn đường vì ăn quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, khiến bạn dễ bị mệt mỏi, cáu gắt, giảm khả năng ghi nhớ.
Bên cạnh đó, người thuộc nhóm nguy cơ cao với bệnh sương mù não có thể tăng cường thực hiện thiền. Theo tiến sĩ Tara Swart Bieber, việc thực hành thiền ít nhất 12 phút mỗi ngày và thực hiện vào ban đêm có thể giúp giảm thiểu sương mù não vào ngày hôm sau. Cách thức "thiền" rất đơn giản: Ngồi hoặc nằm xuống ở một vị trí thoải mái, loại bỏ tất cả phiền nhiễu trong đầu, hít thở sâu và để tâm trí được nghỉ ngơi. Nếu không thích thiền, bạn có thể thực hiện các hoạt động thư giãn khác như nấu ăn hoặc đi dạo trong không gian yên tĩnh.