Tuyết tích tụ ít hơn và mức độ tuyết thay đổi thất thường gây ra nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Báo cáo cho biết tuyết tan là nguồn cung cấp khoảng 25% tổng lưu lượng nước của 12 lưu vực sông lớn, bắt nguồn từ vùng cao trong khu vực. Trong khi đó, tuyết và băng trên dãy Himalaya là nguồn nước quan trọng cho khoảng 240 triệu người sống tại khu vực miền núi, cũng như đối với 1,65 tỷ người ở các thung lũng sông bên dưới. Do đó, tuyết tích tụ ít hơn và mức độ tuyết thay đổi thất thường gây ra nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong năm nay.
Các nhà nghiên cứu đã đo lượng tuyết tích tụ trên mặt đất. Kết quả cho thấy lượng tuyết này đã giảm gần 20% so với mức bình thường trên khắp khu vực Hindu Kush và Himalaya rộng lớn hơn.
Tác giả báo cáo Sher Muhammad, thuộc ICIMOD, có trụ sở tại Nepal, cho biết lượng tuyết tích tụ trên mặt đất thấp hơn 18,5% so với bình thường - mức thấp thứ 2 trong 22 năm qua, gần kỷ lục 19% trong năm 2018. Ông Muhammad nhấn mạnh" “Đây là lời cảnh tỉnh đối với các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và cộng đồng ở hạ lưu”.
Báo cáo còn cho thấy lưu vực sông Hằng - con sông chảy qua Ấn Độ, có lượng tuyết tích tụ thấp nhất, ít hơn trung bình 17%, cao hơn cả mức 15% ghi nhận năm 2018. Lưu vực sông Helmand ở Afghanistan ghi nhận lượng tuyết tích tụ thấp thứ 2, ít hơn bình thường 32%.
Bà Miriam Jackson, chuyên giao cấp cao của ICIMOD, kêu gọi các chính quyền có biện pháp chủ động để ứng phó với tình trạng hạn hán có thể xảy ra.