Sử còn lưu: Năm 1470, sau đại thắng quân Chiêm Thành, dưới thời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), hầu tước Hoàng Minh Hùng (Cảm Quyết, Quỳnh Lưu, Nghệ An), theo lời kêu gọi của triều đình, đã cùng 11 người thuộc các dòng họ Đoàn, Hồ, Lê Ngọc, Lê Trọng, Lương Thanh, Nguyễn Phước, Nguyễn Bá, Nguyễn Duy, Phan Công, Trương Công và Trần Ngọc vào xứ Cồn Dương khai hoang lập ấp. Nhớ về nguồn cội, các ngài đã đặt tên cho quê hương thứ hai của mình là Cảm Quyết. Tên làng Cảm Quyết dưới thời chúa Nguyễn được đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn đổi lại là Hoàng Giang, cho đến đầu triều Gia Long đổi lại thành Phước Tích - với mong muốn phước đức được tích lũy cho muôn đời con cháu.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng mời bạn đọc thăm Phước Tích đẹp bình dị bên dòng Ô Lâu qua những góc ảnh của tác giả Nguyễn PhongĐức Quang. Nơi đây, riêng trong hai ngày 20-21/7 này sẽ nhộn nhịp hơn với các hoạt động chợ quê, đua ghe, chạy marathon, thi đấu các môn thể thao quần chúng… nhân ngày hội “Hương xưa làng cổ” nằm trong chương trình Festival Huế 2024.

 
 Miếu Cây Thị - nằm cạnh Cây Thị di sản Việt Nam có tuổi đời trên 500 năm
 
 Trải nghiệm nghề gốm
 
 Quà quê Phước Tích
Đường làng rộn ràng trong ngày hội “Hương xưa làng cổ”