ClockChủ Nhật, 21/07/2024 06:57

Phước Tích bên dòng Ô Lâu

TTH - Cách TP. Huế khoảng 40km về phía bắc, làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Đây là ngôi làng thứ hai của đất Việt được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2009.

Phục dựng tranh gươngÁo dài trong đời sống HuếQuà đất mẹ gửi đảo xa

Sử còn lưu: Năm 1470, sau đại thắng quân Chiêm Thành, dưới thời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), hầu tước Hoàng Minh Hùng (Cảm Quyết, Quỳnh Lưu, Nghệ An), theo lời kêu gọi của triều đình, đã cùng 11 người thuộc các dòng họ Đoàn, Hồ, Lê Ngọc, Lê Trọng, Lương Thanh, Nguyễn Phước, Nguyễn Bá, Nguyễn Duy, Phan Công, Trương Công và Trần Ngọc vào xứ Cồn Dương khai hoang lập ấp. Nhớ về nguồn cội, các ngài đã đặt tên cho quê hương thứ hai của mình là Cảm Quyết. Tên làng Cảm Quyết dưới thời chúa Nguyễn được đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn đổi lại là Hoàng Giang, cho đến đầu triều Gia Long đổi lại thành Phước Tích - với mong muốn phước đức được tích lũy cho muôn đời con cháu.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng mời bạn đọc thăm Phước Tích đẹp bình dị bên dòng Ô Lâu qua những góc ảnh của tác giả Nguyễn PhongĐức Quang. Nơi đây, riêng trong hai ngày 20-21/7 này sẽ nhộn nhịp hơn với các hoạt động chợ quê, đua ghe, chạy marathon, thi đấu các môn thể thao quần chúng… nhân ngày hội “Hương xưa làng cổ” nằm trong chương trình Festival Huế 2024.

 
 Miếu Cây Thị - nằm cạnh Cây Thị di sản Việt Nam có tuổi đời trên 500 năm
 
 Trải nghiệm nghề gốm
 
 Quà quê Phước Tích
Đường làng rộn ràng trong ngày hội “Hương xưa làng cổ” 

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiều ở Phước Tích

Chiều tà buông lơi giữa đất trời, đẹp như một nét cọ thăng hoa đầy phóng khoáng trong bức tranh phong cảnh làng quê của người họa sĩ thích sống đời lang bạt. Nắng lộng lẫy vắt ngang những cành cây đang phiêu dao trong gió, rồi như tan ra, chảy loang trên mặt nước sông Ô Lâu. Tôi đứng ở bến sông làng cổ Phước Tích, nhìn sóng nước vỗ bờ man mác, nhìn hoàng hôn chảy vào miền thinh lặng của tâm hồn.

Chiều ở Phước Tích
Thêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước Tích

Trong 2 ngày 29 và 30/6, dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với COVID-19” (dự án ISEE-COVID) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức khoá đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại làng cổ Phước Tích.

Thêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước Tích
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên

Sau bao năm chờ đợi, huyết mạch Khúc Lý - Mỹ Xuyên, thuộc Tỉnh lộ (TL) 6B ở huyện Phong Điền đang nâng cấp mở rộng tạo diện mạo mới, góp phần đưa Phong Điền tiến nhanh lên thị xã trong thời gian đến.

Động lực từ tuyến đường Khúc Lý - Mỹ Xuyên
Return to top