Cảnh ngập lụt sau mưa lớn tại tiểu bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN |
Trong đó, việc huy động nguồn lực hiệu quả và xây dựng năng lực là điều cần thiết để đưa khả năng phục hồi khí hậu vào cơ sở hạ tầng và các quy trình ra quyết định.
Thiệt hại gia tăng nhanh chóng do tình trạng biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia phải đầu tư nhiều hơn nữa để xây dựng khả năng phục hồi. Tuy nhiên, việc lấp đầy khoảng cách này một cách nhanh chóng và thông minh bằng nguồn lực tài chính và nhân lực sẽ quyết định kết quả phát triển, đặc biệt là ở châu Á và Thái Bình Dương, nơi đang ở tuyến đầu của các thảm họa khí hậu.
Các con đường phục hồi, bao gồm cả những con đường trở nên cấp thiết do biến đổi khí hậu, đã nhận được sự chú ý khi nói đến việc quản lý rủi ro và thảm họa. Hơn nữa, trong lĩnh vực phục hồi khí hậu, các quốc gia và các nhà tài trợ bên ngoài cần phải từng bước nâng cao tiêu chuẩn phục hồi để tăng cường khả năng chuẩn bị ứng phó với các thảm họa, dù là lũ lụt và bão, hay những đợt sóng nhiệt và cháy rừng.
“Việc nhấn mạnh vào phòng ngừa, không chỉ là ứng phó, đòi hỏi phải có sự thay đổi về tư duy liên quan đến công tác quản lý thảm họa”, bà Sabah Abdulla và ông Vinod Thomas lưu ý.
Trước những thách thức khó khăn này, việc ứng phó với yêu cầu cấp thiết liên quan đến việc xây dựng khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn vẫn còn “một chặng đường dài” phía trước đối với cả các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong khu vực.