Thế giới

Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu

ClockThứ Ba, 06/08/2024 16:06
TTH.VN - Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên trang web của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Theo đó, bà Sabah Abdulla và ông Vinod Thomas, các chuyên gia phát triển của ADB, đồng thời là tác giả của bài viết cho rằng, tăng cường đầu tư vào khả năng phục hồi khí hậu đóng vai trò rất quan trọng để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị tổn thương như châu Á và Thái Bình Dương.

Bão ở Đông Nam Á sẽ mạnh lên nhanh hơn, gây thiệt hại nhiều hơnOlympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu

 Cảnh ngập lụt sau mưa lớn tại tiểu bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong đó, việc huy động nguồn lực hiệu quả và xây dựng năng lực là điều cần thiết để đưa khả năng phục hồi khí hậu vào cơ sở hạ tầng và các quy trình ra quyết định.

Thiệt hại gia tăng nhanh chóng do tình trạng biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia phải đầu tư nhiều hơn nữa để xây dựng khả năng phục hồi. Tuy nhiên, việc lấp đầy khoảng cách này một cách nhanh chóng và thông minh bằng nguồn lực tài chính và nhân lực sẽ quyết định kết quả phát triển, đặc biệt là ở châu Á và Thái Bình Dương, nơi đang ở tuyến đầu của các thảm họa khí hậu.

Các con đường phục hồi, bao gồm cả những con đường trở nên cấp thiết do biến đổi khí hậu, đã nhận được sự chú ý khi nói đến việc quản lý rủi ro và thảm họa. Hơn nữa, trong lĩnh vực phục hồi khí hậu, các quốc gia và các nhà tài trợ bên ngoài cần phải từng bước nâng cao tiêu chuẩn phục hồi để tăng cường khả năng chuẩn bị ứng phó với các thảm họa, dù là lũ lụt và bão, hay những đợt sóng nhiệt và cháy rừng.

“Việc nhấn mạnh vào phòng ngừa, không chỉ là ứng phó, đòi hỏi phải có sự thay đổi về tư duy liên quan đến công tác quản lý thảm họa”, bà Sabah Abdulla và ông Vinod Thomas lưu ý.

Trước những thách thức khó khăn này, việc ứng phó với yêu cầu cấp thiết liên quan đến việc xây dựng khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn vẫn còn “một chặng đường dài” phía trước đối với cả các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong khu vực.

THANH NGÂN (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top