Bệnh nhi mắc tay chân miệng vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế 

CDC Tỉnh tiến hành giám sát ca bệnh theo quy định và gửi mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, song chỉ có 1 trường hợp cho kết quả dương tính với Coxsackievirus A16. Theo Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Ký sinh trùng - Côn trùng CDC tỉnh, hiện chưa phát hiện chủng vi rút gây bệnh nặng trên địa bàn. Tuy nhiên, ngành chức năng vẫn bám sát, theo dõi, cập nhật tình hình bệnh TCM theo phần mềm của Bộ Y tế.

Thời gian qua, Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Trung ương Huế cũng tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh TCM, trong đó có ca bệnh nặng phải chuyển vào hồi sức tích cực.

Theo đánh giá chung, số ca mắc TCM rải rác, không tăng so với các năm. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn lưu ý: Hiện bắt đầu mùa tựu trường nên cần khuyến cáo về phòng chống TCM ở các trường học và tăng cường truyền thông trong người dân nhằm nâng cao nhận thức. Bệnh này lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vi rút bệnh tồn tại trong dịch hắt hơi, nước bọt, sổ mũi, dịch vỡ bóng nước trên da…

Biểu hiện bệnh TCM thường gặp ở trẻ nhỏ là loét miệng vùng hầu họng, môi, lưỡi... kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi bởi với chủng bệnh TCM nặng, có thể dẫn đến các biến chứng viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

Ngành Y tế khuyến cáo nên ăn chín, uống sôi; rửa tay thường xuyên; tránh hành vi tiếp xúc gần (ôm hôn, dùng chung đồ dùng); vệ sinh nhà cửa, nơi vui chơi của trẻ; cách ly người bệnh…giúp phòng bệnh hiệu quả.

Từ đầu năm, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.

Tin, ảnh: T.LINH