Trẻ em người dân tộc thiểu số tham gia ngày hội giao lưu tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Các giáo viên được giới thiệu, phân tích sự khác biệt khi trẻ học ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ thứ hai (tiếng Việt) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; các giai đoạn tiếp nhận và sản sinh ngôn ngữ tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số; mục tiêu và nguyên tắc, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số…
Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số nhằm giúp trẻ có thể sử dụng được tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.
Trẻ em người dân tộc thiểu số cần được chuẩn bị tốt tiếng Việt để có thể tham gia tốt các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non và sẵn sàng học tập ở tiểu học cũng như các cấp học về sau. Khi đến tường mầm non, trẻ học tiếng Việt (là ngôn ngữ thứ hai) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (là ngôn ngữ thứ nhất), tức là sử dụng song song, đồng thời hoặc từng phần của tiếng mẹ đẻ để học tiếng Việt.
Trước đó, chương trình tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ mầm non cũng đã được tổ chức tại huyện A Lưới vào ngày 17/9.