Tình nguyện viên thu gom rác thải nhựa trên bờ biển Peru. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Bằng cách thực hiện kết hợp nhiều chính sách, từ tăng cường quản lý và tái chế rác thải nhựa đến hạn chế sử dụng và chất thải nhựa, các quốc gia có thể đạt được lợi ích đáng kể về môi trường và tiết kiệm kinh tế so với những chiến lược kém cân bằng hơn. Nếu không có các chính sách mạnh mẽ hơn, sản xuất và sử dụng nhựa dự kiến sẽ tăng 70%, từ 435 triệu tấn trong năm 2020 lên 736 triệu tấn vào năm 2040.

“Phân tích của chúng tôi cho thấy, các chính sách đầy tham vọng trong toàn bộ vòng đời của nhựa, nếu được triển khai trên toàn cầu, có thể gần như loại bỏ ô nhiễm nhựa vào năm 2040”, Giám đốc Môi trường OECD, bà Jo Tyndall nhận định.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Vientiane Times, OECD & AFP)