Một biển cảnh báo về dịch Zika. Ảnh: Straitstimes

Nghiên cứu, vừa được công bố trong một báo cáo trên tạp chí Cell, đã xem xét ảnh hưởng của việc nhiễm virus Zika trong con mắt của thai nhi, trẻ sơ sinh và ở những con chuột trưởng thành.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mắt có thể là một hồ chứa virus Zika", giáo sư Michael Diamond tại Đại học Y Dược Washington - một trong số các tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Chúng tôi cần phải nghiên cứu xem những người có virus Zika gây bệnh ở mắt và nó thực sự có thể tồn tại được bao lâu", ông nói thêm và lưu ý rằng, các bệnh nhân có thể lây nhiễm qua đường nước mắt.

Các nhà khoa học cũng đang có kế hoạch mở rộng nghiên cứu này tới những người bị nhiễm virus Zika.

Zika chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ như sốt và phát ban đối với hầu hết mọi người, nhưng phụ nữ mang thai nhiễm loại virus này có thể cho ra đời những đứa bé có đầu nhỏ, một biến dạng do bộ não bị nhỏ bất thường nhỏ và gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Một phần ba trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika trong tử cung có bệnh về mắt như viêm thần kinh thị giác, tổn thương võng mạc hoặc mù, các nhà nghiên cứu cho biết. Trong khi đó, ở người lớn, Zika có thể gây ra viêm kết mạc, và trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể gây viêm màng bồ đào, một tình trạng trong đó một phần của bức tường mắt bị viêm, và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Khi tiến hành nghiên cứu này, các nhà khoa học nghiên cứu những con chuột bị nhiễm virus dưới da, tương tự như cách con người sẽ bị nhiễm do muỗi cắn. Và họ tìm thấy virus Zika sống trong mắt của loài động vật gặm nhấm này 7 ngày sau đó.

Bệnh nhiễm trùng ở mắt có nghĩa là nó có thể lây truyền virus Zika cho con người đơn giản chỉ thông qua việc chạm vào nước mắt bị ô nhiễm.

Hiện vẫn còn chưa rõ cách thức virus Zika nhiễm vào mắt như thế nào. Có một khả năng là nó vượt qua "hàng rào máu võng mạc ngăn cách mắt từ máu, đi dọc theo dây thần kinh thị giác kết nối não và mắt", các nhà nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố.

"Mặc dù chúng tôi không tìm thấy virus sống trong nước mắt chuột, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể truyền nhiễm ở người", đồng tác giả Jonathan Miner tại Đại học Washington cho biết.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & CNA)