Thủ đô London, Anh. Ảnh: Visco

Theo đó, khoảng cách rộng lớn trong phát triển tài chính giữa các thành phố khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các trung tâm tài chính truyền thống ở phương Tây đang thu hẹp.

Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 4; Thượng Hải xếp thứ 13, tăng 3 bậc so với bảng xếp hạng trước đó; trong khi Bắc Kinh tăng 10 bậc lên vị trí thứ 16. Sydney và Osaka cũng tăng lần lượt lên 3 và 2 bậc trong bảng xếp hạng này.

Báo cáo GFCI mới nhất dựa trên một số chỉ số, bao gồm môi trường kinh doanh, phát triển ngành tài chính, cơ sở hạ tầng, vốn con người, danh tiếng của thành phố, cũng như phản hồi từ 3.008 người trả lời.

London và New York giảm đáng kể lần lượt là 13 và 14 bậc, do ảnh hưởng của việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) và cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

Ông Liu Guohong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính và Công nghiệp Hiện đại, thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc nhận định: "Brexit là yếu tố gây ra sự không chắc chắn chính, không những tác động đến London mà còn cả các trung tâm tài chính khác. Trong khi đó, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đang dẫn đến ngày càng nhiều lo ngại”.

Lê Thảo (Lược dịch từ ANN & China Daily)