ClockThứ Hai, 17/04/2017 14:49

Thu hẹp khoảng cách giữa các trung tâm tài chính châu Á và phương Tây

TTH.VN - Bảng xếp hạng báo cáo Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI) mới nhất vừa công bố 20 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, với khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn 1/3, tờ ANN ngày 17/4 đưa tin.

Bất chấp tăng trưởng, 1/10 dân châu Á sống trong cảnh đói nghèoTrải qua thay đổi lớn, châu Á vẫn là điểm sáng đầu tưLấp lỗ hổng cơ sở hạ tầng châu Á:Cần chiến lược đúng hướng

Thủ đô London, Anh. Ảnh: Visco

Theo đó, khoảng cách rộng lớn trong phát triển tài chính giữa các thành phố khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các trung tâm tài chính truyền thống ở phương Tây đang thu hẹp.

Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 4; Thượng Hải xếp thứ 13, tăng 3 bậc so với bảng xếp hạng trước đó; trong khi Bắc Kinh tăng 10 bậc lên vị trí thứ 16. Sydney và Osaka cũng tăng lần lượt lên 3 và 2 bậc trong bảng xếp hạng này.

Báo cáo GFCI mới nhất dựa trên một số chỉ số, bao gồm môi trường kinh doanh, phát triển ngành tài chính, cơ sở hạ tầng, vốn con người, danh tiếng của thành phố, cũng như phản hồi từ 3.008 người trả lời.

London và New York giảm đáng kể lần lượt là 13 và 14 bậc, do ảnh hưởng của việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) và cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

Ông Liu Guohong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính và Công nghiệp Hiện đại, thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc nhận định: "Brexit là yếu tố gây ra sự không chắc chắn chính, không những tác động đến London mà còn cả các trung tâm tài chính khác. Trong khi đó, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đang dẫn đến ngày càng nhiều lo ngại”.

Lê Thảo (Lược dịch từ ANN & China Daily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top