Một công nhân ở Kuala Lumpur chuẩn bị các công tác cuối cùng để vận chuyển xuất khẩu xe ôtô. Ảnh: Nikkei News

Để thúc đẩy tiêu dùng, Malaysia và Myanmar là hai trong số nhiều nước đang tiến hành tăng tiền lương cho công nhân. 

Cụ thể, Đại hội Công đoàn Malaysia - đại diện cho toàn thể các công nhân viên trong các ngành công nghiệp chủ chốt, đang vận động các doanh nghiệp ở bán đảo Malay tăng 50% so với mức lương tối thiểu hàng tháng là 1.000 ringgit (232 USD). Hoạt động này gần như diễn ra thường niên, kể từ khi chính phủ và các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vào năm 2013.

Hưởng ứng yêu cầu cấp thiết của người lao động, các hiệp hội ở Myanmar cũng kêu gọi tăng 56% mức lương tối thiểu hằng ngày lên 5.600 kyat (4,14 USD). Ở Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố, bắt đầu từ năm 2018, quốc gia này sẽ tiến hành tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lên thành 160 USD so với 153 USD được áp dụng hiện nay.

Nhìn chung, tăng lương sẽ thúc đẩy tiêu thụ và giúp giảm thiểu tối đa các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều lao động không còn phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, nhưng trong hình hình chính trị vẫn còn bất ổn, nhiều yêu cầu vượt ra khỏi các nguyên tắc cơ bản sẽ là một rào cản lớn đối với tiến trình đầu tư của một lượng lớn doanh nghiệp nước ngoài.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei News)