Người dân vui chơi tại khu vực ngoại ô thủ đô Manila (Philippines). Ảnh: UN News

Bà Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký LHQ, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) nhấn mạnh “ Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế không đi kèm với việc mở rộng hệ thống việc làm ổn định, bền vững và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, khu vực sẽ tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của bất bình đẳng và tiến bộ chậm chạp trong công tác xóa đói, giảm nghèo”.

Mặc dù tính bền vững về tài chính không phải là mối quan tâm ở hầu hết các quốc gia, nhưng vượt qua khoảng cách tài chính rộng lớn và giảm thiểu sự khác biệt giữa các khoản đầu tư công là cần thiết, để theo đuổi sự phát triển trong bối cảnh các xu hướng hiện tại đòi hỏi phải mở rộng phạm vi tài chính thông qua huy động nguồn lực, sự tham gia của khu vực tư nhân và tăng cường thị trường vốn. Ngoài ra, các quốc gia trong khu vực cũng có thể cải thiện khả năng quản lý tài chính thông qua đòn bẩy có hiệu quả của công nghệ.

Trong bản báo cáo cuối năm về khảo sát kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương 2018, triển vọng kinh tế khu vực được xác định là “ổn định rộng rãi”. Để đạt được điều này, tăng năng suất và sự hồi phục của đầu tư tư nhân là cần thiết.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)