ClockThứ Năm, 07/12/2017 06:51

UN kêu gọi ổn định tài chính để thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

TTH.VN - Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần tận dụng tối đa các điều kiện kinh tế ổn định, phổ biến để định hướng phát triển nền kinh tế hướng tới đạt được tính bền vững trong các vấn đề về xã hội, môi trường.

Bố trí 37 việc làm tại Liên Hiệp quốc cho thanh niên NigeriaLHQ công bố lộ trình cải cách chiến lược hòa bình và an ninhTổng thư ký LHQ thảo luận “mang tính xây dựng” về Yemen, LibyaLHQ phê duyệt 639,53 triệu USD thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt

Người dân vui chơi tại khu vực ngoại ô thủ đô Manila (Philippines). Ảnh: UN News

Bà Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký LHQ, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) nhấn mạnh “ Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế không đi kèm với việc mở rộng hệ thống việc làm ổn định, bền vững và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, khu vực sẽ tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của bất bình đẳng và tiến bộ chậm chạp trong công tác xóa đói, giảm nghèo”.

Mặc dù tính bền vững về tài chính không phải là mối quan tâm ở hầu hết các quốc gia, nhưng vượt qua khoảng cách tài chính rộng lớn và giảm thiểu sự khác biệt giữa các khoản đầu tư công là cần thiết, để theo đuổi sự phát triển trong bối cảnh các xu hướng hiện tại đòi hỏi phải mở rộng phạm vi tài chính thông qua huy động nguồn lực, sự tham gia của khu vực tư nhân và tăng cường thị trường vốn. Ngoài ra, các quốc gia trong khu vực cũng có thể cải thiện khả năng quản lý tài chính thông qua đòn bẩy có hiệu quả của công nghệ.

Trong bản báo cáo cuối năm về khảo sát kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương 2018, triển vọng kinh tế khu vực được xác định là “ổn định rộng rãi”. Để đạt được điều này, tăng năng suất và sự hồi phục của đầu tư tư nhân là cần thiết.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top