Khoảng 1,3 triệu người ra vào Jakarta để làm việc hằng ngày. Ảnh: Reuters
Chính sách đã được thực hiện vào ngày 12/3 và ngay buổi sáng đầu tiên, mọi người đã chứng kiến các phương tiện di chuyển ở tốc độ 60 km/h thay vì tốc độ của một con ốc sên mà các lái xe thường vốn quen thuộc trước đây.
Chỉ có khoảng 20% người dân Jakarta sử dụng xe buýt hoặc tàu điện.
Một nghiên cứu gần đây do Uber thực hiện tính ra rằng người dân Jakarta bị mất trung bình 22 ngày mỗi năm do kẹt xe, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Châu Á.
Theo quy định mới, vào những ngày chẵn và lẻ, chỉ những xe có biển số kết thúc bằng con số tương ứng mới được phép vào đường thu phí từ 6 đến 9 giờ sáng.
Những người lái xe vi phạm buộc phải quay lại và được khuyến khích sử dụng những xe buýt mà chính phủ đã thu xếp ở một địa điểm gần đó.
Một số người dân phản ứng tích cực với biện pháp mới, và hy vọng đây sẽ là một cách hay để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.
Tuy nhiên, những người khác lại cảm thấy chính sách này phân biệt đối xử đối với những người sống ở Bekasi, cho đến nay là khu ngoại ô duy nhất của Jakarta được áp dụng chính sách.
Ngay trong thành phố, chính sách phân lượng giao thông dựa vào ngày chẵn-lẻ theo biển số xe đã được sử dụng trong thời gian qua với các kết quả trái chiều, còn chính quyền thành phố cho biết lưu lượng giao thông đã giảm đi 15%.
Ùn tắc giao thông ở Jakarta không chỉ tiêu tốn thời gian, mà còn khiến ô nhiễm không khí gia tăng và làm các doanh nghiệp hao tổn khoảng 5 tỷ đô la mỗi năm.
Thế Vĩnh (lược dịch từ Aljazeera)