ClockThứ Tư, 14/03/2018 13:23

Jakarta thực thi chính sách “chẵn-lẻ” để giảm kẹt xe

TTH.VN - Jakarta đã áp dụng chính sách kiểm soát giao thông chẵn-lẻ trong giờ cao điểm trên tuyến đường có thu phí Jakarta-Cikampek, con đường chính dẫn đến thành phố, nhằm giảm 25% lưu lượng giao thông đi vào nội thị.

Indonesia sơ tán 3.000 người dân do lũSập ban công trung tâm chứng khoán Jakarta, nhiều người bị thươngJakarta đầu tư thiết bị kiểm tra khí thải nhằm cải thiện chất lượng không khíXe máy hết đường sống?Tiến hành xây dựng làng không khói thuốc tại Jakarta

Khoảng 1,3 triệu người ra vào Jakarta để làm việc hằng ngày. Ảnh: Reuters

Chính sách đã được thực hiện vào ngày 12/3 và ngay buổi sáng đầu tiên, mọi người đã chứng kiến ​​các phương tiện di chuyển ở tốc độ 60 km/h thay vì tốc độ của một con ốc sên mà các lái xe thường vốn quen thuộc trước đây.

Chỉ có khoảng 20% người dân Jakarta sử dụng xe buýt hoặc tàu điện.

Một nghiên cứu gần đây do Uber thực hiện tính ra rằng người dân Jakarta bị mất trung bình 22 ngày mỗi năm do kẹt xe, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Châu Á.

Theo quy định mới, vào những ngày chẵn và lẻ, chỉ những xe có biển số kết thúc bằng con số tương ứng mới được phép vào đường thu phí từ 6 đến 9 giờ sáng.

Những người lái xe vi phạm buộc phải quay lại và được khuyến khích sử dụng những xe buýt mà chính phủ đã thu xếp ở một địa điểm gần đó.

Một số người dân phản ứng tích cực với biện pháp mới, và hy vọng đây sẽ là một cách hay để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, những người khác lại cảm thấy chính sách này phân biệt đối xử đối với những người sống ở Bekasi, cho đến nay là khu ngoại ô duy nhất của Jakarta được áp dụng chính sách.

Ngay trong thành phố, chính sách phân lượng giao thông dựa vào ngày chẵn-lẻ theo biển số xe đã được sử dụng trong thời gian qua với các kết quả trái chiều, còn chính quyền thành phố cho biết lưu lượng giao thông đã giảm đi 15%.

Ùn tắc giao thông ở Jakarta không chỉ tiêu tốn thời gian, mà còn khiến ô nhiễm không khí gia tăng và làm các doanh nghiệp hao tổn khoảng 5 tỷ đô la mỗi năm.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Aljazeera)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
Return to top