Biến đổi khí hậu có thể gây ra tình trạng mất an ninh lương thực. Ảnh: Eurasia News
Theo kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Exeter trên 122 quốc gia đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và nam Mỹ về sự khác nhau về tính dễ tổn thương của các quốc gia khi đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu cho thấy, phần lớn các nước sẽ không có đủ nguồn lương thực bổ dưỡng, chất lượng và giá cả phải chăng.
Giáo sư Richard Betts, người đứng đầu về các tác động khí hậu tại Đại học Exeter nhận định: “Thay đổi khí hậu sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết tiêu cực như hạn hán và mưa lũ kéo dài, trong đó các quốc gia khác nhau sẽ chứng kiến mức độ tác động khác nhau. Các ảnh hưởng sẽ không thể tránh khỏi. Trong trường hợp tình trạng ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5oC, các tổn thương sẽ được giảm bớt và chỉ tác động 76% trong tổng số các nước đang phát triển”.
Cụ thể, sự ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến hiện tượng tan băng, gây ngập lụt và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lương thực ở một số khu vực nhất định. Song cùng lúc, nắng nóng kéo dài cũng gây ra hạn hán, làm mất năng suất cho ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia. Trong đó, Nam và Đông Á sẽ là những lục địa chịu tác động lớn nhất từ lũ lụt, khi dự báo mức nước sông Hằng có thể tăng gấp đôi. Ngoài ra, khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán dự kiến sẽ là Nam Phi và Nam Mỹ - nơi dòng chảy của Amazon dự kiến sẽ giảm tới 25%.
Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia News)