ClockThứ Ba, 03/04/2018 06:48

Biến đổi khí hậu có thể gây ra tình trạng mất an ninh lương thực

TTH.VN - Hãng tin Eurasia News ngày 2/4 đưa tin, những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra bởi biến đổi khí hậu có thể hình thành nguy cơ thiếu lương thực ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Biến đổi khí hậu có thể gây ra tình trạng mất an ninh lương thực. Ảnh: Eurasia News

Theo kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Exeter trên 122 quốc gia đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và nam Mỹ về sự khác nhau về tính dễ tổn thương của các quốc gia khi đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu cho thấy, phần lớn các nước sẽ không có đủ nguồn lương thực bổ dưỡng, chất lượng và giá cả phải chăng.

Giáo sư Richard Betts, người đứng đầu về các tác động khí hậu tại Đại học Exeter nhận định: “Thay đổi khí hậu sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết tiêu cực như hạn hán và mưa lũ kéo dài, trong đó các quốc gia khác nhau sẽ chứng kiến mức độ tác động khác nhau. Các ảnh hưởng sẽ không thể tránh khỏi. Trong trường hợp tình trạng ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5oC, các tổn thương sẽ được giảm bớt và chỉ tác động 76% trong tổng số các nước đang phát triển”.

Cụ thể, sự ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến hiện tượng tan băng, gây ngập lụt và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lương thực ở một số khu vực nhất định. Song cùng lúc, nắng nóng kéo dài cũng gây ra hạn hán, làm mất năng suất cho ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia. Trong đó, Nam và Đông Á sẽ là những lục địa chịu tác động lớn nhất từ lũ lụt, khi dự báo mức nước sông Hằng có thể tăng gấp đôi. Ngoài ra, khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán dự kiến ​​sẽ là Nam Phi và Nam Mỹ - nơi dòng chảy của Amazon dự kiến ​​sẽ giảm tới 25%.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

TIN MỚI

Return to top