Ảnh minh họa: The Guardian

Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện bởi House of Commons thư viện (viện thứ dân) cho thấy, trong trường hợp xu hướng chênh lệch thu nhập xuất hiện từ sau sự cố khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tiếp tục diễn ra, 1% số lượng người giàu có sẽ nắm giữ 64% giá trị tài sản thế giới vào năm 2030. Ngay cả khi bản nghiên cứu được thiết lập trong một khoảng thời gian dài hơn, số lượng tài sản của giới siêu giàu vẫn chiếm hơn 1/2 giá trị của cải thế giới.

Được biết, bắt đầu từ năm 2008, giá trị của cải của người giàu có đã chứng kiến mức tăng trung bình 6%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng vào khoảng 3% của 99% tầng lớp nhân dân còn lại. Việc giàu có tập trung riêng biệt vào một tầng lớp nhất định là hậu quả của vấn đề bất bình đẳng thu nhập đang diễn ra trong thời gian gần đây. Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát bình chọn tầng lớp nhân dân sẽ nắm giữ nhiều quyền lực nhất vào năm 2030, phần lớn những người tham gia (34%) bình chọn cho giới siêu giàu, trong khi 28% còn lại lựa chọn các quan chức trong bộ máy chính quyền của quốc gia. Điều này gây ra một tâm lý lo lắng chung rằng sự bất bình đẳng về tài chính có thể dẫn đến tình trạng tham nhũng tăng cao, hoặc ý kiến của giới siêu giàu có thể gây ảnh hưởng lớn đến các chính sách của chính phủ.

Trước dự báo này, các nhà lãnh đạo thế giới được cảnh báo cần nhanh chóng hành động nhằm lấy lại sự cân bằng trước khi trật tự thế giới bị đảo lộn, với nhiều làn sóng nghi ngờ và giận dữ của các tầng lớp nhân dân.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)