Các quốc gia mới nổi và đang phát triển chiếm 93% lực lượng lao động phi chính thức toàn cầu. Ảnh: Ilo.org

Qua đó, ILO nhấn mạnh, việc chuyển sang nền kinh tế chính thức là rất quan trọng để bảo vệ quyền và điều kiện làm việc cho người lao động.

Ngoài ra, sự phân bố địa lý của việc làm trong nền kinh tế phi chính thức cũng nêu bật một bức tranh đáng chú ý. Ở châu Phi, 85,8% lực lượng lao động là phi chính thức. Tỷ lệ này chiếm 68,2% ở châu Á - Thái Bình Dương, 68,6% ở các quốc gia Ả Rập, 40% ở châu Mỹ và chỉ hơn 25% ở châu Âu và Trung Á. Tổng cộng, 93% lực lượng lao động phi chính thức của thế giới ở những quốc gia mới nổi và đang phát triển.

Báo cáo cho thấy, nam giới chiếm 63% trong lao động phi chính thức, so với 58,1% ở nữ giới; đồng thời khẳng định, giáo dục là nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ phi chính thức, khi mức độ giáo dục tăng lên, mức độ phi chính thức giảm đi.

Theo bà Florence Bonnet, một trong những tác giả của báo cáo, dữ liệu về những vấn đề này là rất quan trọng để thiết kế các chính sách hiệu quả. "Đối với hàng trăm triệu công nhân, phi chính thức có nghĩa là thiếu sự bảo đảm về mặt xã hội, quyền tại nơi làm việc, cũng như điều kiện làm việc thoả đáng; trong khi đối với doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với năng suất thấp và thiếu tiếp cận tài chính", bà Bonnet lưu ý

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News & Ilo.org)