Robot ngày càng được chú trọng sử dụng trong các nhà máy. Ảnh: National Review
Theo đó, Singapore tăng 2 bậc so với năm ngoái lên vị trí thứ 5, nhờ ghi điểm cao trong các chỉ số về hiệu quả của Chính phủ và các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời duy trì vị trí đứng đầu danh sách các quốc gia ở Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương. Bên cạnh đó, Trung Quốc lần đầu tiên lọt vào top 20 trong bảng xếp hạng này.
Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương cho thấy sự tiến bộ đáng kể nhất so với những khu vực khác. Trong đó, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cải thiện các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội và đổi mới. Malaysia và Việt Nam đều tăng trưởng 2 bậc lên lần lượt ở vị trí 35 và 45, Thái Lan tăng đến 7 bậc lên vị trí thứ 44.
Ở khu vực Trung và Nam Á, Ấn Độ tăng lên 3 bậc đứng thứ 57 trên toàn thế giới, vượt trội trong sự đổi mới của nền kinh tế nước này nhờ tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người trong năm thứ 8 liên tiếp.
Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 có chủ đề “Tiếp sinh lực cho thế giới bằng sự đổi mới”, nhấn mạnh sự cần thiết đối với sự đổi mới trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cũng như những vấn đề môi trường.
Báo cáo được thực hiện trên 126 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, dựa trên dữ liệu, chỉ số tổng hợp và các câu hỏi khảo sát, cho thấy khả năng của mỗi nền kinh tế trong việc đổi mới những công nghệ mới và đưa chúng vào sử dụng.
Thụy Sĩ dẫn đầu bảng xếp hạng trong năm thứ 8 liên tiếp, do Đại học Cornell, Học viện Kinh doanh INSEAD và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), một cơ quan của Liên Hiệp quốc (LHQ) đồng phát hành.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ Nikkei & The Straits Times)