ClockThứ Tư, 11/07/2018 21:46

Châu Á cải thiện vị trí trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

TTH - Tờ Nikkei ngày 11/7 trích dẫn báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 cho hay, các nền kinh tế châu Á đang cải thiện vị trí về sự đổi mới toàn cầu. Sự cải thiện này phản ánh những nỗ lực mạnh mẽ của các Chính phủ, cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Singapore: “Châu Á là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu”Châu Á tăng hạng trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất

Robot ngày càng được chú trọng sử dụng trong các nhà máy. Ảnh: National Review

Theo đó, Singapore tăng 2 bậc so với năm ngoái lên vị trí thứ 5, nhờ ghi điểm cao trong các chỉ số về hiệu quả của Chính phủ và các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời duy trì vị trí đứng đầu danh sách các quốc gia ở Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương. Bên cạnh đó, Trung Quốc lần đầu tiên lọt vào top 20 trong bảng xếp hạng này.

Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương cho thấy sự tiến bộ đáng kể nhất so với những khu vực khác. Trong đó, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cải thiện các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội và đổi mới. Malaysia và Việt Nam đều tăng trưởng 2 bậc lên lần lượt ở vị trí 35 và 45, Thái Lan tăng đến 7 bậc lên vị trí thứ 44.

Ở khu vực Trung và Nam Á, Ấn Độ tăng lên 3 bậc đứng thứ 57 trên toàn thế giới, vượt trội trong sự đổi mới của nền kinh tế nước này nhờ tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người trong năm thứ 8 liên tiếp.

Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 có chủ đề “Tiếp sinh lực cho thế giới bằng sự đổi mới”, nhấn mạnh sự cần thiết đối với sự đổi mới trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cũng như những vấn đề môi trường.

Báo cáo được thực hiện trên 126 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, dựa trên dữ liệu, chỉ số tổng hợp và các câu hỏi khảo sát, cho thấy khả năng của mỗi nền kinh tế trong việc đổi mới những công nghệ mới và đưa chúng vào sử dụng.

Thụy Sĩ dẫn đầu bảng xếp hạng trong năm thứ 8 liên tiếp, do Đại học Cornell, Học viện Kinh doanh INSEAD và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), một cơ quan của Liên Hiệp quốc (LHQ) đồng phát hành.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei & The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top