Một bé gái được chủng ngừa vắc-xin bại liệt, khi các chương trình chủng ngừa là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ. Ảnh: UNICEF

Theo đó, có thêm 4,6 triệu trẻ sơ sinh được chủng ngừa trên toàn cầu vào năm 2017, so với năm 2010, do tốc độ gia tăng dân số toàn cầu.

Số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho thấy, 167 quốc gia cũng bao gồm liều vắc-xin sởi thứ hai, như một phần của lịch chủng ngừa thường xuyên của họ, và 162 quốc gia hiện đang sử dụng vắc-xin rubella. Kết quả là, mức độ bao phủ toàn cầu chống lại bệnh sởi và rubella tăng từ mức 35% trong năm 2010 lên mức 52%.

Trong khi đó, vắc-xin papillomavirus ở người (HPV) cũng được giới thiệu ở 79 quốc gia, nhằm giúp bảo vệ nữ giới khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Mặc dù có những thành công này, vẫn còn gần 20 triệu trẻ sơ sinh không nhận được lợi ích của việc chủng ngừa đầy đủ vào năm 2017. Trong số này, gần 8 triệu trẻ sơ sinh, tương đương 40% trẻ sống ở những khu vực bị dễ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng khủng hoảng, bao gồm các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột.

Bên cạnh đó, tỷ lệ ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi sự bất bình đẳng đang gia tăng, đặc biệt là ở những người nghèo đô thị, khiến nhiều người không được chủng ngừa.

Ngoài ra, WHO và UNICEF cũng khuyến cáo, trong bối cảnh dân số đang tăng lên, các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào những chương trình chủng ngừa.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse & UN News)