ClockThứ Ba, 17/07/2018 14:54

LHQ: Số lượng trẻ sơ sinh được chủng ngừa ở mức kỷ lục

TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày 17/7 trích dẫn số liệu do Liên Hiệp quốc (LHQ) công bố cho thấy, tổng số lượng kỷ lục khoảng 123 triệu trẻ sơ sinh, nghĩa là cứ 10 trẻ sơ sinh thì có 9 trẻ nhận được ít nhất một liều vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTaP) trong năm 2017, nhằm bảo vệ các em khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Singapore sẽ cấm nhập cảnh du khách chưa tiêm ngừa bệnh truyền nhiễmIndonesia: Jakarta tăng cường tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễmLHQ: Hàng triệu trẻ em vẫn không được chủng ngừaMỹ: Tỷ lệ chủng ngừa HPV tăng, nhưng vẫn còn xa mục tiêuPhòng ngừa xung đột là trọng tâm của tất cả sáng kiếnVenezuela: 1 triệu trẻ em có nguy cơ nhiễm sởi do không được chủng ngừa

Một bé gái được chủng ngừa vắc-xin bại liệt, khi các chương trình chủng ngừa là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ. Ảnh: UNICEF

Theo đó, có thêm 4,6 triệu trẻ sơ sinh được chủng ngừa trên toàn cầu vào năm 2017, so với năm 2010, do tốc độ gia tăng dân số toàn cầu.

Số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho thấy, 167 quốc gia cũng bao gồm liều vắc-xin sởi thứ hai, như một phần của lịch chủng ngừa thường xuyên của họ, và 162 quốc gia hiện đang sử dụng vắc-xin rubella. Kết quả là, mức độ bao phủ toàn cầu chống lại bệnh sởi và rubella tăng từ mức 35% trong năm 2010 lên mức 52%.

Trong khi đó, vắc-xin papillomavirus ở người (HPV) cũng được giới thiệu ở 79 quốc gia, nhằm giúp bảo vệ nữ giới khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Mặc dù có những thành công này, vẫn còn gần 20 triệu trẻ sơ sinh không nhận được lợi ích của việc chủng ngừa đầy đủ vào năm 2017. Trong số này, gần 8 triệu trẻ sơ sinh, tương đương 40% trẻ sống ở những khu vực bị dễ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng khủng hoảng, bao gồm các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột.

Bên cạnh đó, tỷ lệ ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi sự bất bình đẳng đang gia tăng, đặc biệt là ở những người nghèo đô thị, khiến nhiều người không được chủng ngừa.

Ngoài ra, WHO và UNICEF cũng khuyến cáo, trong bối cảnh dân số đang tăng lên, các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào những chương trình chủng ngừa.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse & UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Châu Á - Thái Bình Dương:
Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (16/8) cho hay, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chi nhánh khu vực tư nhân của Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã cam kết các khoản đầu tư và cho vay ở mức cao kỷ lục tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm tài chính 2024.

Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top