Béo phì tác động lớn đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ảnh: Science Daily

Với tình hình này, năng suất lao động sẽ giảm mạnh, các chi phí dùng để khám, chữa bệnh có thể làm suy yếu đà tăng trường kinh tế, đồng thời làm chậm tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, đặc biệt là vấn đề sức khỏe.

Các bằng chứng cho thấy, chi phí chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân mắc chứng béo phì cao gấp nhiều lần so với những chủng bệnh dễ mắc phải. Theo đánh giá chung, ước tính béo phì chiếm 0,7% đến 2,8% tổng chi phí y tế của một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Cùng lúc, chỉ số biểu thị tác động của béo phì đến đối với nền kinh tế ở 10 nước châu Âu cũng đạt mức 0,09% đến 0,61% GDP.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, vừa qua Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa xuất bản một đầu sách có tên “giàu có nhưng không lành mạnh”, trong đó bao gồm chuỗi các nghiên cứu chuyên sâu về tác động của thừa cân, béo phì đối với kinh tế và đề ra những chính sách khuyến nghị phù hợp để giải quyết tình trạng này. Với đầu sách này, ADB hy vọng chính quyền các nước có thể tìm ra gốc rễ của béo phì, thừa cân, từ đó triển khai hành động, tạo nên bước ngoặt định hướng đất nước phát triển bền vững trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)