ClockThứ Hai, 30/07/2018 14:26

Béo phì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững

TTH.VN - Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, cứ 5 người dân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có 2 người mắc chứng thừa cân, béo phì.

Số lượng trẻ em ở Đông Nam Á mắc béo phì ngày càng tăngLondon cấm quảng cáo thực phẩm "rác" để chống béo phìBáo động tình trạng gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em châu Á-Thái Bình DươngHơn 57% trẻ em Mỹ có nguy cơ béo phì trước 35 tuổiNguy cơ nhịp tim không đều tăng theo cân nặng và độ tuổi

Béo phì tác động lớn đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ảnh: Science Daily

Với tình hình này, năng suất lao động sẽ giảm mạnh, các chi phí dùng để khám, chữa bệnh có thể làm suy yếu đà tăng trường kinh tế, đồng thời làm chậm tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, đặc biệt là vấn đề sức khỏe.

Các bằng chứng cho thấy, chi phí chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân mắc chứng béo phì cao gấp nhiều lần so với những chủng bệnh dễ mắc phải. Theo đánh giá chung, ước tính béo phì chiếm 0,7% đến 2,8% tổng chi phí y tế của một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Cùng lúc, chỉ số biểu thị tác động của béo phì đến đối với nền kinh tế ở 10 nước châu Âu cũng đạt mức 0,09% đến 0,61% GDP.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, vừa qua Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa xuất bản một đầu sách có tên “giàu có nhưng không lành mạnh”, trong đó bao gồm chuỗi các nghiên cứu chuyên sâu về tác động của thừa cân, béo phì đối với kinh tế và đề ra những chính sách khuyến nghị phù hợp để giải quyết tình trạng này. Với đầu sách này, ADB hy vọng chính quyền các nước có thể tìm ra gốc rễ của béo phì, thừa cân, từ đó triển khai hành động, tạo nên bước ngoặt định hướng đất nước phát triển bền vững trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top