Ảnh minh họa: Eurasia Review

Những người phụ nữ tự mình khởi nghiệp thường có khả năng tự chủ kinh tế rất vững, từ đó vượt qua tình trạng nghèo cùng cực và cải thiện hạnh phúc gia đình, thịnh vượng cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nữ doanh nhân vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đầy đủ với tài chính và công nghệ để khai thác tốt tiềm năng của từng cá nhân.

Nhận thấy tầm quan trọng và tính khả thi, dự án độc đáo này được xây dựng nhằm tìm cách giải quyết những thách thức và khó khăn mà các nữ doanh nhân phải đối mặt thông qua cách tiếp cận toàn diện, đa phương, kết hợp hỗ trợ tài chính, công nghệ và chính sách sáng tạo.

Ông Hongjoo Hahm, Phó bí thư điều hành ESCAP chia sẻ: “Tham vọng của chúng tôi cho sáng kiến này là rất lớn và chúng tôi không thể thực hiện chúng một mình. Chúng tôi cần làm việc với chính phủ các nước, các nhà tài trợ song phương và công ty tư nhân. Quan trọng hơn hết, chúng tôi sẽ làm việc cụ thể với các nữ doanh nhân đầy tham vọng để có cái nhìn đúng đắn hơn về nhu cầu và cảm hứng của họ. Chỉ bằng cách này, ESCAP sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển của nữ doanh nhân và hỗ trợ đôi bên tiến đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững”.

Trong một dữ kiện khác có liên quan, Bà Louise Blais, Đại sứ và Phó Đại diện thường trực của Canada tại LHQ ở New York cũng kêu gọi triển khai nhiều hình thức tiếp cận mới để giải quyết thách thức mà các nữ doanh nhân đang phải đối mặt. Điều này sẽ tạo nên lợi ích tốt cho các doanh nhân nói riêng và gia đình, lao động của các doanh nghiệp có nữ doanh nhân làm chủ và cộng đồng nói chung.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)