Được đồng chủ trì bởi ACB và Cơ quan quản lý đa dạng sinh học quốc gia Ấn Độ, tại hội thảo khu vực về lồng ghép đa dạng sinh học vào các lĩnh vực phát triển ở các nước thành viên ASEAN, các đại biểu đưa ra rất nhiều ý kiến để từ đó thống nhất phương pháp lồng ghép đa dạng sinh học, cũng như triển khai các hành động ưu tiên thực hiện chiến lược đa dạng sinh học và kế hoạch hành động quốc gia, tiến đến đạt được mục tiêu đa dạng sinh học Aichi vào năm 2020.

Lồng ghép đa dạng sinh học trong du lịch

Du lịch sinh thái hiện đang là cầu nối quan trọng, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế, kinh doanh và đa dạng sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn. Sự đa dạng về quần thể sinh học và văn hóa của ASEAN là những yếu tố chủ chốt biến khu vực này thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là du khách từ các nước phát triển. Một khi được quản lý đúng cách, du lịch sinh thái có thể mang lại một khoản doanh thu vô cùng lớn, hỗ trợ bù đắp cho những thiếu hụt trong ngân sách truyền thống dùng cho bảo vệ các vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn khác.

Theo nhận định của các chuyên gia, vấn đề này đòi hỏi khung quy định nghiêm ngặt của các doanh nghiệp tại tất cả các điểm du lịch.

Đa dạng sinh học và cơ sở hạ tầng bền vững

Đồng hành cùng tăng trưởng kinh tế là phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng liên quan đến các hệ thống vật chất cần thiết để cải thiện cuộc sống như đường sá, điện nước...

Với vấn đề này, Giám đốc Lim khẳng định đa dạng sinh học cần được xem xét cụ thể kể từ khi lập kế hoạch tài chính và tiến hành xây dựng. Cụ thể, các nước nên chú ý hơn về việc triển khai xây dựng các tòa nhà bền vững, tích hợp các yếu tố như hiệu suất năng lượng, độ bền, thiết kế thân thiện với môi trường...

Đầu tư nhiều hơn vào đa dạng sinh học

Bên cạnh những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN về thúc đẩy đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trong ngành tài chính như: triển khai “chương trình ngân hàng cây”- lấy cây làm đảm bảo cho các khoản vay lãi suất thấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC), hoặc chương trình “tài chính xanh” – nơi Indonesia cung cấp tài chính cho các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, nhiều chuyên gia khuyến khích ngân hàng ngưng phê duyệt các khoản vay cho các hoạt động kinh doanh gây hại đến môi trường.

Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) Franz Jessen khẳng định: “Đa dạng sinh học là trách nhiệm cần được chia sẻ. Những gì xảy ra cho phần này sẽ ảnh hưởng đến các phần khác. Do đó, khủng hoảng đa dạng sinh học yêu cầu chuỗi các giải pháp của cả khu vực và toàn cầu”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Philippine Information Agency)