Ngành du lịch Cuba dự kiến sụt giảm trong năm 2018. Ảnh: Mensjournal

Tổng sản phẩm quốc nội của Cuba đã tăng 1,8% trong năm ngoái và 0,5% trong năm 2016.

Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch nước này - ông Alejandro Gil Fernandez cho rằng, dự báo tăng trưởng GDP suy giảm trong năm nay là do "doanh thu ít hơn dự kiến ​​từ các hoạt động như du lịch, thu hoạch (đường) và khai thác mỏ (niken)" - ba nguồn thu nhập chính của Cuba.

Cũng theo Bộ trưởng Gil, các biện pháp thắt lưng buộc bụng bắt đầu vào năm 2016, sẽ được tiếp tục vào năm 2019, bao gồm việc cắt giảm năng lượng và nhiên liệu cho các công ty nhà nước và giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng...

Nền kinh tế của Cuba được đánh giá là ít hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào thu nhập nước ngoài. Chính phủ nước này cũng chi một khoản doanh thu lớn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục và các dịch vụ khác của đất nước.

Trong khi đó, chính quyền Mỹ đang thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Cuba vốn đã diễn ra trong hơn nửa thế kỷ và chỉ mới được nới lỏng chút ít dưới thời cựu Tổng thốngBarack Obama.

Sự lớn mạnh của của phong trào Hugo Chavez và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Venezuela đã dẫn đến sự hồi sinh một phần của nền kinh tế Cuba khi dầu mỏ của Venezuela được bán cho Havana theo các điều kiện thuận lợi và ngược lại, Cuba gửi các bác sĩ và hàng hóa khác cho quốc gia đồng minh này. Nhưng mối quan hệ thương mại của 2 nước bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela và xuất khẩu dầu giảm.

Từ năm 2014, doanh thu xuất khẩu của Cuba sụt giảm hằng năm, ngay cả khi các khoản thanh toán nợ được bù đắp phần nào bởi doanh thu tăng từ viễn thông và kiều hối.

Xuất khẩu và nhập khẩu kết hợp giảm khoảng 25% từ năm 2013 đến năm 2017, trong đó nhập khẩu giảm xuống còn 11,3 tỷ USD từ 15,6 tỷ USD trong giai đoạn đó, theo số liệu của chính phủ.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Devdiscourse)