Việt Nam đóng góp vai trò lớn trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Ảnh: REUTERS

Sau nhiều thảo luận, Việt Nam được lựa chọn là nơi diễn ra sự kiện trọng đại này. Báo giới nước ngoài cho biết, Việt Nam cung cấp rất nhiều điểm đặc biệt cho hai bên tham gia hội nghị. Cụ thể, có rất ít quốc gia trên thế giới lại tạo được mối quan hệ tốt đẹp với cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Mỹ như những gì Việt Nam làm được.

Dựa vào lợi thế này, có thể nói Việt Nam là điểm đến tốt nhất trên cương vị của một nhà hòa giải trung lập.

Trong một ý kiến khác, ông Minrato Oba, cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Việt Nam có tương đối nhiều lợi thế về địa lý, khả thi về ngoại giao... Với khoảng cách địa lý có thể kiểm soát và quản lý được giữa Việt Nam và Triều Tiên, Lãnh đạo Kim Jong-un có thể dễ dàng lựa chọn đi tàu hòa xuyên Trung Quốc để đến nơi tổ chức hội nghị. Phương thức này giảm thiểu khá nhiều rủi ro, cũng như tăng mức độ đảm bảo an ninh cho vị lãnh đạo.

Chính phủ Việt Nam đã huy động 100% lực lượng cảnh sát ở Hà Nội – tương đương gần 20.000 người và 1 đội quân tinh nhuệ khoảng 1.000 nhân viên chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho sự kiện.

Ngoài việc cần nhận thức rõ phi hạt nhân hóa là một quá trình, một câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có thể cung cấp và hỗ trợ những gì cho tiến trình này – một câu hỏi với câu trả lời bao hàm nhiều ý.

Ví dụ điển hình cho Triều Tiên và hợp tác tốt đẹp với Mỹ

30 năm trước, Việt Nam cũng ở trong tình trạng tương tự như Triều Tiên. Vào thời điểm đó, các vị lãnh đạo Việt Nam đã thực hiện đổi mới (cải cách) vào năm 1986, nắm lấy cơ hội của một nền kinh tế định hướng thị trường, cùng lúc vẫn duy trì chế độ chính trị vững mạnh. Với những thành quả đạt được của Việt Nam và trong bối cảnh Triều Tiên cũng đang nỗ lực hết sức để mở cửa kinh tế, Việt Nam có thể được coi là một ví dụ điển hình và Triều Tiên cũng cho thấy tinh thần sẵn sàng học hỏi.

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng khẳng định rằng, quan hệ hợp tác mạnh mẽ tạo nên tính hiệu quả cao hơn so với việc trừng phạt để giải quyết xung đột. Sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, hai quốc gia đã triển khai rất nhiều hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng như đóng vai trò của một đối tác chiến lược trong các vấn đề an ninh khu vực.

Ngoài việc đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện lớn, nhỏ trong vòng 10 năm qua, Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn nâng cao vị thế trên trường quốc tế, cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ và mối quan hệ anh em với Triều Tiên.

Nhờ vào cơ hội là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử, các phương tiện truyền thông thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam quảng bá mạnh mẽ hình ảnh và kể câu chuyện thành công của mình theo nhiều cách khác nhau.

Không khi nào khác, bây giờ là lúc Việt Nam được công nhận là một nền kinh tế sôi động, một xã hội trẻ tuổi, hiện đại với đà phát triển ngày càng lớn mạnh trong tương lai.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNA)