ClockThứ Sáu, 01/03/2019 21:46

Việt Nam - Người hòa giải trung lập tốt trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều

TTH - Trong 2 ngày vừa qua (27-28/2/2019), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử lần hai, chỉ 8 tháng sau khi hội nghị thứ nhất diễn ra vào tháng 6/2018.

Tổng thống Mỹ hoan nghênh Việt Nam mở rộng quan hệ đối tác thương mạiMang nhiều cơ hội đến Việt NamThế giới đánh giá cao Việt Nam qua việc tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Việt Nam đóng góp vai trò lớn trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Ảnh: REUTERS

Sau nhiều thảo luận, Việt Nam được lựa chọn là nơi diễn ra sự kiện trọng đại này. Báo giới nước ngoài cho biết, Việt Nam cung cấp rất nhiều điểm đặc biệt cho hai bên tham gia hội nghị. Cụ thể, có rất ít quốc gia trên thế giới lại tạo được mối quan hệ tốt đẹp với cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Mỹ như những gì Việt Nam làm được.

Dựa vào lợi thế này, có thể nói Việt Nam là điểm đến tốt nhất trên cương vị của một nhà hòa giải trung lập.

Trong một ý kiến khác, ông Minrato Oba, cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Việt Nam có tương đối nhiều lợi thế về địa lý, khả thi về ngoại giao... Với khoảng cách địa lý có thể kiểm soát và quản lý được giữa Việt Nam và Triều Tiên, Lãnh đạo Kim Jong-un có thể dễ dàng lựa chọn đi tàu hòa xuyên Trung Quốc để đến nơi tổ chức hội nghị. Phương thức này giảm thiểu khá nhiều rủi ro, cũng như tăng mức độ đảm bảo an ninh cho vị lãnh đạo.

Chính phủ Việt Nam đã huy động 100% lực lượng cảnh sát ở Hà Nội – tương đương gần 20.000 người và 1 đội quân tinh nhuệ khoảng 1.000 nhân viên chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho sự kiện.

Ngoài việc cần nhận thức rõ phi hạt nhân hóa là một quá trình, một câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có thể cung cấp và hỗ trợ những gì cho tiến trình này – một câu hỏi với câu trả lời bao hàm nhiều ý.

Ví dụ điển hình cho Triều Tiên và hợp tác tốt đẹp với Mỹ

30 năm trước, Việt Nam cũng ở trong tình trạng tương tự như Triều Tiên. Vào thời điểm đó, các vị lãnh đạo Việt Nam đã thực hiện đổi mới (cải cách) vào năm 1986, nắm lấy cơ hội của một nền kinh tế định hướng thị trường, cùng lúc vẫn duy trì chế độ chính trị vững mạnh. Với những thành quả đạt được của Việt Nam và trong bối cảnh Triều Tiên cũng đang nỗ lực hết sức để mở cửa kinh tế, Việt Nam có thể được coi là một ví dụ điển hình và Triều Tiên cũng cho thấy tinh thần sẵn sàng học hỏi.

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng khẳng định rằng, quan hệ hợp tác mạnh mẽ tạo nên tính hiệu quả cao hơn so với việc trừng phạt để giải quyết xung đột. Sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, hai quốc gia đã triển khai rất nhiều hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng như đóng vai trò của một đối tác chiến lược trong các vấn đề an ninh khu vực.

Ngoài việc đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện lớn, nhỏ trong vòng 10 năm qua, Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn nâng cao vị thế trên trường quốc tế, cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ và mối quan hệ anh em với Triều Tiên.

Nhờ vào cơ hội là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử, các phương tiện truyền thông thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam quảng bá mạnh mẽ hình ảnh và kể câu chuyện thành công của mình theo nhiều cách khác nhau.

Không khi nào khác, bây giờ là lúc Việt Nam được công nhận là một nền kinh tế sôi động, một xã hội trẻ tuổi, hiện đại với đà phát triển ngày càng lớn mạnh trong tương lai.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top