Cố vấn Joo Hyung-chul (chính giữa hàng đầu tiên) chụp ảnh cùng các lãnh đạo, quan chức tại buổi họp bàn về kế hoạch mở rộng quan hệ, thị trường ở Đông Nam Á. Ảnh: Korea Times

Trong buổi họp với giám đốc điều hành của các công ty tài chính địa phương, bao gồm các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách tại Liên đoàn các ngân hàng Hàn Quốc ở Seoul, cố vấn Joo tuyên bố giới chức sẽ nhanh chóng lập kế hoạch ngân sách cho trung tâm mới bắt đầu từ tháng 6.

Vị trí xây dựng trung tâm sẽ được xác định vào tháng 10, sau khi hoàn thành công tác nghiên cứu triển vọng phát triển của trung tâm với các cơ quan lớn như Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc.

Có thể nói, động thái được ghi nhận là hoàn toàn phù hợp với chuỗi nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Sau chuyến thăm đến Malaysia và Campuchia hồi tháng 3/2018, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định quốc gia này không chỉ tạo mối quan hệ hữu nghị với Triều Tiên và còn cả với khu vực Đông Nam Á.

Được biết, Bangkok và Jakarta là hai điểm đến hàng đầu để lựa chọn đặt trụ sở của trung tâm với nhiều lý do. Thứ nhất, Hàn Quốc đã có văn phòng đại diện ASEAN ở Jakarta. Điều này sẽ tạo nên thuận lợi lớn, hỗ trợ giảm chi phí cho chính phủ Hàn Quốc khi thành lập trung tâm mới. Tuy nhiên, Bangkok hiện cũng đang là trụ sở của Ủy ban kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương Liên Hiệp quốc (UNESCAP) – nơi Hàn Quốc hoàn toàn có thể hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng một hệ sinh thái mới ở Đông Nam Á. Song nhược điểm là hầu như không có công ty tài chính Hàn Quốc nào làm việc tại đây. Điều này có nghĩa Hàn Quốc phải xây dựng hệ sinh thái mới từ những bước đầu tiên.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Times)