ClockThứ Tư, 22/05/2019 14:43

Hàn Quốc thành lập trung tâm tài chính Hàn Quốc – ASEAN trong năm 2020

TTH.VN - Joo Huyng-chul, cố vấn kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, chính phủ nước này tuyên bố sẽ thành lập trung tâm hỗ trợ tài chính Hàn Quốc – ASEAN tại Bangkok (Thái Lan) hoặc Jakarta (Indonesia) vào năm tới.

KOICA tăng gấp đôi ODA cho các quốc gia ASEAN đến năm 2023Tăng cường trao đổi văn hóa ASEAN – Hàn QuốcNhiều sáng kiến giải quyết lãng phí thực phẩm ở ASEANASEAN - Hàn Quốc: Mối quan hệ đang trên đà phát triển mạnh mẽHội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN diễn ra vào tháng 11/2019

Cố vấn Joo Hyung-chul (chính giữa hàng đầu tiên) chụp ảnh cùng các lãnh đạo, quan chức tại buổi họp bàn về kế hoạch mở rộng quan hệ, thị trường ở Đông Nam Á. Ảnh: Korea Times

Trong buổi họp với giám đốc điều hành của các công ty tài chính địa phương, bao gồm các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách tại Liên đoàn các ngân hàng Hàn Quốc ở Seoul, cố vấn Joo tuyên bố giới chức sẽ nhanh chóng lập kế hoạch ngân sách cho trung tâm mới bắt đầu từ tháng 6.

Vị trí xây dựng trung tâm sẽ được xác định vào tháng 10, sau khi hoàn thành công tác nghiên cứu triển vọng phát triển của trung tâm với các cơ quan lớn như Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc.

Có thể nói, động thái được ghi nhận là hoàn toàn phù hợp với chuỗi nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Sau chuyến thăm đến Malaysia và Campuchia hồi tháng 3/2018, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định quốc gia này không chỉ tạo mối quan hệ hữu nghị với Triều Tiên và còn cả với khu vực Đông Nam Á.

Được biết, Bangkok và Jakarta là hai điểm đến hàng đầu để lựa chọn đặt trụ sở của trung tâm với nhiều lý do. Thứ nhất, Hàn Quốc đã có văn phòng đại diện ASEAN ở Jakarta. Điều này sẽ tạo nên thuận lợi lớn, hỗ trợ giảm chi phí cho chính phủ Hàn Quốc khi thành lập trung tâm mới. Tuy nhiên, Bangkok hiện cũng đang là trụ sở của Ủy ban kinh tế xã hội châu Á – Thái Bình Dương Liên Hiệp quốc (UNESCAP) – nơi Hàn Quốc hoàn toàn có thể hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng một hệ sinh thái mới ở Đông Nam Á. Song nhược điểm là hầu như không có công ty tài chính Hàn Quốc nào làm việc tại đây. Điều này có nghĩa Hàn Quốc phải xây dựng hệ sinh thái mới từ những bước đầu tiên.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Times)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Return to top