Người dân Ấn Độ ltại một giếng nước ở tỉnh Chennai. Ảnh: AFP

Theo WRI, trong 17 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Qatar, Israel, Lebanon, Iran, Jordan, Libya, Kuwait, Ả Rập Saudi, Eritrea, UAE, San Marino, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan, Turkmenistan, Oman và Botswana, "tưới tiêu nông nghiệp, các ngành công nghiệp và đô thị đã rút hơn 80% nguồn cung nước sẵn có trung bình mỗi năm".

Ở một số nơi trên thế giới, việc tiếp cận với nước ngọt được coi là điều hiển nhiên, nhưng thực sự đó là một điều xa xỉ. Nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng khối lượng của thế giới và hơn một nửa trong số đó là băng đá. Trong khi đó, nông nghiệp sử dụng đến 70% những gì thực sự có thể sử dụng được. Ước tính đến năm 2050, hai phần ba dân số thế giới dự kiến ​​sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của người dân.

Phát biểu về vấn đề này, ông Andrew Steer, CEO của WRI cảnh báo rằng "căng thẳng về nước là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà không ai nói đến. Hậu quả của nó được thể hiện rõ ràng qua tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột, di cư, và gây bất ổn tài chính".

Đáng chú ý, ngay cả các quốc gia có áp lực nước trung bình thấp cũng có thể có các “điểm nóng” nghiêm trọng. Theo báo cáo, trong khi Mỹ xếp hạng 71 trong danh sách thì bang New Mexico của nước này phải đối mặt với căng thẳng về nước ngang với UAE.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Guardian)