ClockThứ Ba, 06/08/2019 18:57

1/4 dân số thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

TTH - Theo Bản đồ rủi ro nước ngầm (Aqueduct) – một công cụ thể hiện rủi ro liên quan đến nguồn nước thông qua các chỉ số thủy văn vừa được Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) công bố ngày 5/8, 17 quốc gia – nơi sinh sống của 1/4 dân số thế giới đang đối mặt với mức độ căng thẳng về nước "cực kỳ cao" và 27 quốc gia khác chịu tình trạng thiếu nước ở mức cao.

WHO: 1/3 dân số thế giới không được sử dụng nước uống an toàn

 Người dân Ấn Độ ltại một giếng nước ở tỉnh Chennai. Ảnh: AFP

Theo WRI, trong 17 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Qatar, Israel, Lebanon, Iran, Jordan, Libya, Kuwait, Ả Rập Saudi, Eritrea, UAE, San Marino, Bahrain, Ấn Độ, Pakistan, Turkmenistan, Oman và Botswana, "tưới tiêu nông nghiệp, các ngành công nghiệp và đô thị đã rút hơn 80% nguồn cung nước sẵn có trung bình mỗi năm".

Ở một số nơi trên thế giới, việc tiếp cận với nước ngọt được coi là điều hiển nhiên, nhưng thực sự đó là một điều xa xỉ. Nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng khối lượng của thế giới và hơn một nửa trong số đó là băng đá. Trong khi đó, nông nghiệp sử dụng đến 70% những gì thực sự có thể sử dụng được. Ước tính đến năm 2050, hai phần ba dân số thế giới dự kiến ​​sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của người dân.

Phát biểu về vấn đề này, ông Andrew Steer, CEO của WRI cảnh báo rằng "căng thẳng về nước là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà không ai nói đến. Hậu quả của nó được thể hiện rõ ràng qua tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột, di cư, và gây bất ổn tài chính".

Đáng chú ý, ngay cả các quốc gia có áp lực nước trung bình thấp cũng có thể có các “điểm nóng” nghiêm trọng. Theo báo cáo, trong khi Mỹ xếp hạng 71 trong danh sách thì bang New Mexico của nước này phải đối mặt với căng thẳng về nước ngang với UAE.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top