Một ngôi trường ở Bangkok cho học sinh bơi lội trong hồ toàn chai nhựa để nâng cao nhận thức về rác thải nhựa trên đại dương. Nguồn: Bangkok Post

Ông Cholanat Yanaranop - Chủ tịch công ty SCG Chemicals, cho biết robot này là thành quả của dự án “Bẫy rác SCG -DMCR” được thực hiện từ năm ngoái nhằm ngăn chặn các túi nhựa bị trôi ra biển.

Robot được mô phỏng theo Bẫy rác SCG-DMCR, sử dụng cửa bẫy mở ra để thu gom chất thải trôi dạt thủy triều. Cái bẫy hình giỏ cá trong dự án thí điểm trước đây có chiều dài 5 mét, cao 1,8 mét và có khả năng thu gom hơn 700kg rác. Tuy nhiên, bẫy này được lắp cố định và thu gom mọi thứ, có nghĩa là chất thải nhựa phải được phân loại bằng tay, rất mất thời gian.

Hình mẫu robot có tên là Bẫy rác thông minh SCG 4.0, dài 1,5 mét, cao 1,2 mét và có khả năng thu gom khoảng 5kg nhựa cho mỗi nhiệm vụ. Vận hành bằng năng lượng mặt trời, thiết bị internet vạn vật (IoT) của robot cũng có các thuộc tính máy học cho phép nó điều chỉnh thích nghi với các nhiệm vụ. Robot đủ thông minh để xác định và sau đó thu gom túi nhựa. Sau khi robot thu gom đầy, một ứng dụng điện thoại sẽ thông báo cho nhân viên biết để tiến hành đưa rác về nhà máy xử lý.

Thái Lan là quốc gia gây ô nhiễm biển xếp thứ sáu trên thế giới. Khoảng 2.172 tấn trong tổng số 24 triệu tấn chất thải của Thái Lan hàng năm trôi ra biển và khoảng 57% rác đó là rác thải nhựa.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Bangkok Post)