Hình ảnh động vật được vẽ bằng những nét màu đỏ trên tường một hang động đã vôi trên đảo Sulawesi, Indonesia. Ảnh: South China Morning Post

Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature, người Sulawesi cổ đại đã vẽ câu chuyện có những con lợn và động vật có sừng này. Đứng xung quanh các loài động vật đó là con người - hoặc loài vật có dáng vẻ của con người. Tác phẩm nghệ thuật này ra đời trước cả tác phẩm vẽ bằng than trong hang động than ở châu Âu hàng ngàn năm.

Trên các bức tường đá vôi, hình dáng những con vật lờ mờ lớn hơn các nhân vật khác, có dáng mảnh khảnh với những nét vẻ đơn giản. Tại một cảnh chuyện, những nhân vật đó đứng tập trung trước một con trâu. Có những nét vẽ nối những cánh tay nhỏ bé của họ với ngực của con trâu.

“Điều này khá tuyệt vời. Đó là một bối cảnh chuyện kể, và lần đầu tiên chúng ta thấy điều đó trong tác phẩm trên đá”, ông Maxime Aubert, một nhà khảo cổ học tại Đại học Griffith ở Australia và là tác giả nghiên cứu giải thích. Ông nói “tất cả mọi thứ” đã ở đó từ thuở ban sơ.

Những con thú có sừng lớn được vẽ nguệch ngoạc trên tường là trâu lùn Anoa, một loài trâu nước chỉ có ở Sulawesi. Các nhân vật trong cảnh chuyện dường như đang đi săn hoặc, có lẽ, vật lộn với một trong những con trâu, ông Aubert nói. Câu chuyện kể trên các bức tường hang động cho thấy cách mà con người lúc đó quan niệm về mối quan hệ của họ với động vật.

Bằng kỹ thuật đặc biệt tính toán niên đại của các hình vẽ, các nhà khoa học xác định bối cảnh chuyện đã được tạo ra khoảng 35.000 đến 43.900 năm trước.  

“Nếu niên đại mà nghiên cứu đưa ra là chính xác”, ông Nicholas Conard, nhà khảo cổ học tại Đại học Tübingen (Đức), người không tham gia vào nghiên cứu nói, “thì những hình ảnh này sẽ là một trong những hình ảnh mang tính tượng trưng lâu đời nhất từng được biết đến trên thế giới và có ý nghĩa rất quan trọng”.

Anh Tuấn (Lược dịch từ South China Morning Post)