Thế giới

ASEAN và Trung Quốc tăng cường hợp tác văn hóa, xã hội và kinh tế

ClockThứ Ba, 12/11/2019 14:34
Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc trong các lĩnh vực văn hóa-xã hội và kinh tế là nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị Các tổ chức hữu nghị nhân dân ASEAN-Trung Quốc (CACPPFO) lần thứ 12 diễn ra ngày 12/11 tại thành phố Bandung của Indonesia.

Cách tiếp cận của ASEAN về vấn đề biển Đông và ý nghĩa đối với Việt NamRCEP - tình hình và tương lai của hiệp địnhViệt Nam: Điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất ASEANNạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEANASEAN muốn Mỹ làm đối trọng cân bằng chiến lược ở Biển Đông

Các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc chụp hình chung. Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Tuấn/TTXVN

125 đại biểu các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đã tham dự sự kiện được tổ chức hai năm một lần này.

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa Indonesia-Trung Quốc Sudrajat cho biết, hội nghị họp với tinh thần của Hội nghị Á-Phi năm 1955 cũng diễn ra tại Bandung, nỗ lực xây dựng tình hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi, ủng hộ hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận việc mở rộng hơn nữa các kênh tiếp xúc giữa giới chuyên gia và nhà khoa học, củng cố các nền tảng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, ẩm thực, văn học, thiết kế, bảo vệ môi trường, số hóa và năng lượng.

Hội nghị cũng nhất trí triển khai các dự án homestay ngắn hạn cho sinh viên, giới thiệu các giá trị văn hóa, đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Return to top