Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng gấp rưỡi trong thập kỷ tới. Ảnh minh họa: Vietnam+

Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng tại Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) cho biết, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy những dấu hiệu giảm tăng trưởng, song mô hình tăng trưởng hiện đang thay đổi và mức tăng trưởng đưa ra trước đó đã không còn được đảm bảo sẽ hoàn toàn chính xác.

Vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu của năm 2019 xuống còn 3%, mức thấp nhất kể từ vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được cho là do ảnh hưởng của các vấn đề toàn cầu, trong đó chủ yếu là tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Trong vòng 10 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Hy Lạp, Iran và Libya đã và đang chứng kiến mức GDP thực tế thấp hơn so với mốc GDP đã đạt được hồi đầu thập kỷ. Tuy nhiên khác với những quốc gia nêu trên, GDP của Ukraine và Italy lại không thay đổi. Trong nội dung của bài phát biểu mới đây, nhà kinh tế trưởng Simon Baptist cũng nhấn mạnh rằng thế giới sẽ phải bắt đầu làm quen với một nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Chuẩn bị bắt đầu 1 tương lai mới, “Tôi kỳ vọng rằng mức tăng trưởng của những năm 2020 sẽ tăng gấp rưỡi so với những gì đã đạt được trong những năm 2010. Các khu vực tăng trưởng nhanh sẽ bao gồm châu Phi (trừ Nigeria), Nam và Đông Nam Á, với Bangladesh, Kenya và Philippines đều có thể sẽ dịch chuyển tích cực một cách mạnh mẽ”, vị lãnh đạo chia sẻ.

Tuy nhiên, những quốc gia có tốc độ già hóa và giảm dân số nhanh như Nhật Bản, Italy và Bồ Đào Nha có thể sẽ không tăng trưởng trong thập kỷ tới. Trong khi vấn đề già hóa có thể sẽ gây nên nhiều khó khăn như tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe... tại một số nền kinh tế như Trung Quốc, Nga và Thái Lan.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)