Thế giới

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng gấp rưỡi trong thập kỷ tới

ClockThứ Hai, 23/12/2019 15:00
TTH.VN - Giới chuyên gia nhận định, so với những năm 2010, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp rưỡi trong thập kỷ tới.

Cuba có Thủ tướng mớiChâu Á-Thái Bình Dương: Thương mại lần đầu tiên giảm kể từ năm 2009Doanh số buôn bán vũ khí trên toàn thế giới tăng gần 5% trong năm 2018Lào, Việt Nam tăng cường hợp tác du lịchCanada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng gấp rưỡi trong thập kỷ tới. Ảnh minh họa: Vietnam+

Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng tại Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) cho biết, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy những dấu hiệu giảm tăng trưởng, song mô hình tăng trưởng hiện đang thay đổi và mức tăng trưởng đưa ra trước đó đã không còn được đảm bảo sẽ hoàn toàn chính xác.

Vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu của năm 2019 xuống còn 3%, mức thấp nhất kể từ vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được cho là do ảnh hưởng của các vấn đề toàn cầu, trong đó chủ yếu là tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Trong vòng 10 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Hy Lạp, Iran và Libya đã và đang chứng kiến mức GDP thực tế thấp hơn so với mốc GDP đã đạt được hồi đầu thập kỷ. Tuy nhiên khác với những quốc gia nêu trên, GDP của Ukraine và Italy lại không thay đổi. Trong nội dung của bài phát biểu mới đây, nhà kinh tế trưởng Simon Baptist cũng nhấn mạnh rằng thế giới sẽ phải bắt đầu làm quen với một nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Chuẩn bị bắt đầu 1 tương lai mới, “Tôi kỳ vọng rằng mức tăng trưởng của những năm 2020 sẽ tăng gấp rưỡi so với những gì đã đạt được trong những năm 2010. Các khu vực tăng trưởng nhanh sẽ bao gồm châu Phi (trừ Nigeria), Nam và Đông Nam Á, với Bangladesh, Kenya và Philippines đều có thể sẽ dịch chuyển tích cực một cách mạnh mẽ”, vị lãnh đạo chia sẻ.

Tuy nhiên, những quốc gia có tốc độ già hóa và giảm dân số nhanh như Nhật Bản, Italy và Bồ Đào Nha có thể sẽ không tăng trưởng trong thập kỷ tới. Trong khi vấn đề già hóa có thể sẽ gây nên nhiều khó khăn như tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe... tại một số nền kinh tế như Trung Quốc, Nga và Thái Lan.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top