Bệnh viện New York-Presbyterian đã xây dựng kế hoạch chia máy thở và phương án này đã sớm được Sở y tế bang phê duyệt.
Tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế bao gồm máy thở đang diễn ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là New York-bang có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất ở Mỹ. Ảnh: Reuters
Biện pháp này khá gây tranh cãi và đã bị nhiều hiệp hội y tế chỉ trích trong một tuyên bố chung và cho rằng không nên thử vì kỹ thuật này sẽ không thể được thực hiện an toàn với các thiết bị hiện nay.Cho rằng kỹ thuật này không phải toàn diện nhưng có thể hiệu quả, Thống đốc Cuomo cho biết việc chia sẻ máy thở có thể cần thiết trong bối cảnh bang này có thể cần tới 30.000 thiết bị này trong những tuần tới.
New York hiện có khoảng 5.000-6.000 máy thở - được sử dụng để giúp những bệnh nhân Covid-19 yếu nhất khi họ không tự thở được. New York mới đây đã mua thêm 7.000 máy thở đồng thời cũng vừa được nhận 400 máy thở từ kho dự trữ của chính quyền liên bang.
“Tại sao lại có nhu cầu như vậy? Đây là một bệnh hô hấp đối với rất nhiều người. Do đó tất cả họ đều cần máy thở,” ông Cuomo tuyên bố hôm 26/3, đồng thời cho biết: “Các bệnh nhân không nhiễm Covid-19 thường sử dụng máy thử trong vòng 3-4 ngày. Các bệnh nhân Covid-19 sử dụng máy thở từ 11 tới 21 ngày. Bạn không thể quay vòng máy như nhau được.”
Trong khi Mỹ đang đối mặt với thiếu hụt hàng trăm nghìn máy thở, theo một số dự báo, kỹ thuật này có thể sẽ sớm được nhân rộng tại các bệnh viện trên cả nước.
Các bang khác đang tiến hành các thử nghiệm của riêng mình, theo đó, Trung tâm y tế trường đại học Tufts tại Massachusetts đang nghiên cứu một phác đồ tương tự có thể cho phép 4 bệnh nhân cùng một lúc sử dụng 1 máy thở.
Tuy nhiên, việc nhiều bệnh nhân dùng chung 1 máy thở có những rủi ro riêng, theo các chuyên gia, và chỉ nên được thực hiện trong các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
“Đây sẽ không bao giờ là biện pháp điều trị tuyến đầu”, chuyên gia này cho biết thêm.
Sau thông báo của Thống đốc Cuomo, Hiệp hội chăm sóc y khoa ngày 26/3 đã cùng một loạt các hiệp hội y tế khác bao gồm Hiệp hội y tá chăm sóc y khoa Mỹ và Quỹ an toàn bệnh nhân gây tê ra tuyên bố chung cảnh báo về các mối nguy hiểm của phương pháp này, đồng thời khuyến nghị ưu tiên sử dụng máy thở dựa trên mức độ trầm trọng của người bệnh.
Tuyên bố cho biết: “Việc nhiều bệnh nhân Covid-19 dùng chung máy thở có thể dẫn tới kết quả tồi tệ và tử lệ tử vong cao đối với tất cả các bệnh nhân dùng chung. Do đó, theo các quyết định về mức độ trầm trọng của bệnh nhân, thường được đưa ra trong khủng hoảng y tế, nên ưu tiên máy thở cho các bệnh nhân nặng hơn, để tránh hoặc khiến nhiều bệnh nhân cùng tử vong”.
Theo VOV