Thế giới

Thiếu hụt thiết bị y tế trầm trọng, 2 người chung 1 máy thở ở New York

ClockThứ Sáu, 27/03/2020 16:32
Bang này đã cho phép các bệnh viện sử dụng một máy thở để điều trị cho hai bệnh nhân trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Thống đốc bang Andrew Cuomo ngày 26/3 (giờ Mỹ) thông báo các bệnh viện ở New York được phép điều trị cho hai bệnh nhân với chỉ một máy thở nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế trong khi các ca nhiễm bệnh tiếp tục tăng nhanh.

Mỹ là ổ dịch COVID-19 mới, 5.000 tỷ USD được bơm cho nền kinh tế toàn cầuAnh sắp có hàng triệu bộ xét nghiệm COVID-19 cho kết quả trong vòng 15 phútViệt Nam hỗ trợ CH Séc đưa công dân hồi hương do dịch COVID-19Lãnh đạo các nước họp bất thường để bàn về ảnh hưởng của dịch COVID-19Singapore hợp tác với 6 quốc gia để duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu

Bệnh viện New York-Presbyterian đã xây dựng kế hoạch chia máy thở và phương án này đã sớm được Sở y tế bang phê duyệt.

Tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế bao gồm máy thở đang diễn ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là New York-bang có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất ở Mỹ. Ảnh: Reuters

Biện pháp này khá gây tranh cãi và đã bị nhiều hiệp hội y tế chỉ trích trong một tuyên bố chung và cho rằng không nên thử vì kỹ thuật này sẽ không thể được thực hiện an toàn với các thiết bị hiện nay.Cho rằng kỹ thuật này không phải toàn diện nhưng có thể hiệu quả, Thống đốc Cuomo cho biết việc chia sẻ máy thở có thể cần thiết trong bối cảnh bang này có thể cần tới 30.000 thiết bị này trong những tuần tới.

New York hiện có khoảng 5.000-6.000 máy thở - được sử dụng để giúp những bệnh nhân Covid-19 yếu nhất khi họ không tự thở được. New York mới đây đã mua thêm 7.000 máy thở đồng thời cũng vừa được nhận 400 máy thở từ kho dự trữ của chính quyền liên bang.

“Tại sao lại có nhu cầu như vậy? Đây là một bệnh hô hấp đối với rất nhiều người. Do đó tất cả họ đều cần máy thở,” ông Cuomo tuyên bố hôm 26/3, đồng thời cho biết: “Các bệnh nhân không nhiễm Covid-19 thường sử dụng máy thử trong vòng 3-4 ngày. Các bệnh nhân Covid-19 sử dụng máy thở từ 11 tới 21 ngày. Bạn không thể quay vòng máy như nhau được.”

Trong khi Mỹ đang đối mặt với thiếu hụt hàng trăm nghìn máy thở, theo một số dự báo, kỹ thuật này có thể sẽ sớm được nhân rộng tại các bệnh viện trên cả nước.  

Các bang khác đang tiến hành các thử nghiệm của riêng mình, theo đó, Trung tâm y tế trường đại học Tufts tại Massachusetts đang nghiên cứu một phác đồ tương tự có thể cho phép 4 bệnh nhân cùng một lúc sử dụng 1 máy thở.  

Tuy nhiên, việc nhiều bệnh nhân dùng chung 1 máy thở có những rủi ro riêng, theo các chuyên gia, và chỉ nên được thực hiện trong các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.

Theo ABC News, bác sỹ Lew Kaplan, Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc y khoa, cho rằng: “Đây là một điều khoản khủng hoảng” và biện pháp này có thể mang lại rủi ro “lớn” cho bệnh nhân.

“Đây sẽ không bao giờ là biện pháp điều trị tuyến đầu”, chuyên gia này cho biết thêm.

 Sau thông báo của Thống đốc Cuomo, Hiệp hội chăm sóc y khoa ngày 26/3 đã cùng một loạt các hiệp hội y tế khác bao gồm Hiệp hội y tá chăm sóc y khoa Mỹ và Quỹ an toàn bệnh nhân gây tê ra tuyên bố chung cảnh báo về các mối nguy hiểm của phương pháp này, đồng thời khuyến nghị ưu tiên sử dụng máy thở dựa trên mức độ trầm trọng của người bệnh.   

Tuyên bố cho biết: “Việc nhiều bệnh nhân Covid-19 dùng chung máy thở có thể dẫn tới kết quả tồi tệ và tử lệ tử vong cao đối với tất cả các bệnh nhân dùng chung. Do đó, theo các quyết định về mức độ trầm trọng của bệnh nhân, thường được đưa ra trong khủng hoảng y tế, nên ưu tiên máy thở cho các bệnh nhân nặng hơn, để tránh hoặc khiến nhiều bệnh nhân cùng tử vong”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Giá đá gel giữ lạnh Máy Thở ResMed 30 Mẫu Cổng từ an ninh giá rẻ 2025 bàn mổ đạt tiêu chuẩn ISO-13485Phân phối máy lạnh tủ đứng Lê Phạm

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top