Một vùng nguyên liệu rộng lớn bên khu sản xuất chính là lợi thế cho nhà đầu tư

Trong bối cảnh và điều kiện nguyên liệu tràm tự nhiên bị khai thác quá mức, nguồn nguyên liệu gặp không ít khó khăn và bế tắc. Việc bảo tồn, xây dựng, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất tinh dầu rất cần thiết, hướng tới mở rộng thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Tiến sĩ Phạm Thành, tư vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Hương Cát cho biết: “Chúng tôi theo đuổi việc thu thập các giống tràm tự nhiên ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế để tìm ra những giống tràm bản địa có hàm lượng tinh dầu cao. Qua nghiên cứu, gieo ươm và trồng thử nghiệm, cây tràm gió được trồng ở vùng đất chịu nhiều nắng gió khô cằn thuộc Phong Điền và Phú Lộc có hàm lượng tinh dầu cao nhất. Chúng tôi mong chính quyền địa phương các cấp khai thác tiềm năng, xây dựng quy hoạch và phát triển những vùng trồng tràm nguyên liệu, hướng tới phát triển bền vững nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái vùng cát…”

Trên thực tế, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay một số địa phương như Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc… đã đưa vào quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất  dược liệu và tinh dầu, với tổng diện tích hàng trăm ha. Riêng huyện Phong Điền đang tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất dược liệu chủ yếu ở các xã vùng gò đồi như Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân và Phong Mỹ; vùng cát Phong Hiền, Phong Chương, Phong Hòa… với tổng diện tích 180 ha. Đến nay toàn huyện đã trồng, khoanh vùng bảo tồn cây tràm tự nhiên, với diện tích 40 ha.

Hình ảnh quá trình từ ươm tràm đến thành phẩm:

Môt khu ươm giống cây dầu tràm

Các nhà nghiên cứu ươm thử nghiệm các loại tràm để tìm ra giống cây có chất lượng tinh dầu cao 

Tràm được ươm từ hạt có tuổi thọ dài hơn so với cây tràm hom

 Người dân triển khai trồng tràm trên các vùng đã được quy hoạch

Vào mùa thu hoạch

Đưa nguyên liệu vào lò

Chưng cất dầu

Thành phẩm có chất lượng tinh dầu cao từ cây tràm trồng

 Nguyễn khoa Huy (Thực hiện)