ClockThứ Sáu, 29/05/2020 21:16

Về vùng tràm, xem quy trình ươm cây đến chưng cất sản phẩm

TTH.VN - Thừa Thiên Huế hiện có hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh sản xuất dầu tràm, với hơn 50 lò chưng cất, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Phú Lộc và Phong Điền. Sản lượng tinh dầu ước tính khoảng trên 16 nghìn lít dầu/năm. Doanh thu từ việc sản xuất và kinh doanh dầu tràm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ước khoảng 14 tỷ đồng/năm.

Khách du lịch đến Nhật Bản trong tháng 4 giảm 99,9%Chuyển trạm biến áp 110kV Phú Bài sang vận hành cùng mạch với trạm Chân Mây, Lăng CôSông ngày nâuNông dân Phong Điền thu hoạch sắn chạy lũNgười dân Phú Vang không còn chặt cây trầm gió bán cho thương láiỒ ạt chặt cây trầm gió bán cho thương lái

Một vùng nguyên liệu rộng lớn bên khu sản xuất chính là lợi thế cho nhà đầu tư

Trong bối cảnh và điều kiện nguyên liệu tràm tự nhiên bị khai thác quá mức, nguồn nguyên liệu gặp không ít khó khăn và bế tắc. Việc bảo tồn, xây dựng, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất tinh dầu rất cần thiết, hướng tới mở rộng thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Tiến sĩ Phạm Thành, tư vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Hương Cát cho biết: “Chúng tôi theo đuổi việc thu thập các giống tràm tự nhiên ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế để tìm ra những giống tràm bản địa có hàm lượng tinh dầu cao. Qua nghiên cứu, gieo ươm và trồng thử nghiệm, cây tràm gió được trồng ở vùng đất chịu nhiều nắng gió khô cằn thuộc Phong Điền và Phú Lộc có hàm lượng tinh dầu cao nhất. Chúng tôi mong chính quyền địa phương các cấp khai thác tiềm năng, xây dựng quy hoạch và phát triển những vùng trồng tràm nguyên liệu, hướng tới phát triển bền vững nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái vùng cát…”

Trên thực tế, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay một số địa phương như Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc… đã đưa vào quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất  dược liệu và tinh dầu, với tổng diện tích hàng trăm ha. Riêng huyện Phong Điền đang tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất dược liệu chủ yếu ở các xã vùng gò đồi như Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân và Phong Mỹ; vùng cát Phong Hiền, Phong Chương, Phong Hòa… với tổng diện tích 180 ha. Đến nay toàn huyện đã trồng, khoanh vùng bảo tồn cây tràm tự nhiên, với diện tích 40 ha.

Hình ảnh quá trình từ ươm tràm đến thành phẩm:

Môt khu ươm giống cây dầu tràm

Các nhà nghiên cứu ươm thử nghiệm các loại tràm để tìm ra giống cây có chất lượng tinh dầu cao 

Tràm được ươm từ hạt có tuổi thọ dài hơn so với cây tràm hom

 Người dân triển khai trồng tràm trên các vùng đã được quy hoạch

Vào mùa thu hoạch

Đưa nguyên liệu vào lò

Chưng cất dầu

Thành phẩm có chất lượng tinh dầu cao từ cây tràm trồng

 Nguyễn khoa Huy (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững
Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TIN MỚI

Return to top