ASEAN liên tục tạo ra môi trường thuận lợi để hợp tác và phát triển trong tiểu vùng sông Mekong. Ảnh minh họa: Baoquocte.vn

Ở cấp tiểu khu vực, ASEAN đã liên tục tạo ra môi trường thuận lợi để hợp tác và phát triển. Trong đó nhất quyết cố gắng đảm bảo các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mekong hiện có (như MRC, GMS và ACMECS) tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng và thịnh vượng của toàn khu vực. Ngoài ra, ASEAN cũng cần phải thể hiện mình với vai trò là một mắt xích quan trọng giữa các cơ chế hợp tác tiểu vùng ở Mekong với các khuôn khổ khác, bao gồm Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA) và Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Singapore (IMS-GT) để thúc đẩy sự phối hợp và bổ sung giữa các sáng kiến tiểu vùng dựa trên quy tắc cởi mở, toàn diện...

Trong một thông tin có liên quan, đối với khu vực sông Mekong, hợp tác tiểu vùng đã và đang góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Từ những năm 2000, một số cơ chế hợp tác tiểu vùng đã được tạo ra để thúc đẩy hội nhập và kết nối trong khu vực, cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN, góp phần vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN và thúc đẩy quan hệ với các đối tác bên ngoài. Dễ nhìn thấy nhất là sự thành công của hợp tác Mekong – Nhật Bản được triển khai năm 2007 và hợp tác Mekong – Lancang (MLC).

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)